HomeBài giảng Nội khoa

Bài giảng hạ kali máu

Xét nghiệm Albumin
Viêm màng não
100 điều sinh viên Y khoa cần nhớ về các bệnh lý tuyến giáp
Vết thương sọ não do hỏa khí
Xét nghiệm Androstenedion

1/ Tổng lượng Kali trong cơ thể

  • 50 – 55 mEq/kg (Khoảng 3500 mEq Kali ở người 70 kg)

2/ Kali phân bố thế nào???

  • 2% ngoại bào (70 mEq ở người 70 kg)
    • Huyết tương chiếm 20% ngoại bào => Khoảng 15 mEq ( 0,4% tổng lượng Kali)
  • 98% nội bào.

3/ Mối tương quan giữa tổng lượng Kali và Kali huyết tương?

  • Kali huyết tương giảm 1 mEq tương đương với tổng lượng Kali giảm 200 – 400 mEq
  • Kali huyết tương tăng  1 mEq tương đương với tổng lượng Kali tăng  100 – 200 mEq

4/ Đào thải Kali

  • Phân
  • Mồ hôi
  • Phần lớn là nước tiểu
    • Phụ thuộc bởi Kali huyết tương và chủ yếu là Aldosterone.

5/ Khi nào thì nồng độ Kali huyết tương phản ánh sai lệch tổng lượng Kali cơ thể?

  • Kali di chuyển giữa nội bào và ngoại bào
    • Nhiễm toan làm tăng Kali huyết tương và ngược lại, nhiễm kiềm làm giảm Kali huyết tương.
    • 2 Hormone làm cho Kali đi vào nội bào là: Insulin và Catecholamine.

6/ Tại sao điều hòa Kali huyết tương là điều cần thiết?

  • Thay đổi Kali huyết tương (cho dù là di chuyển giữa nội bào – ngoại bào, hay là mất – tăng Kali) đều ảnh hưởng đến tỉ lệ Kali giữa nội – ngoại bào, điều đó làm thay đổi điện thế màng tế bào, ảnh hưởng đến tim và xung động thần kinh cơ.

7/ Hạ Kali máu

  • Kali huyết tương < 3.5 mEq/L
  • Nguyên nhân
    • Tái phân bố
      • Kích thích B2 giao cảm.
      • Nhiễm kiềm.
      • Insulin.
    • Mất qua đường tiêu hóa hoặc thận
      • Tiêu chảy
      • Lợi tiểu, tình trạng cường Aldosterone (cường Aldosterone nguyên phát, hội chứng Cushing,…), giảm Magie máu
  • Làm thế nào để biết mất Kali qua đường tiết niệu hoặc tiêu hóa
    • Có thể nhận thấy trên lâm sàng
    • Hoặc xác định bằng
  • Đặc điểm lâm sàng
    • Thường không có biểu hiện lâm sàng, có thể yếu cơ.
    • ECG
      • Sóng U
      • T dẹt hoặc T đảo
      • QT kéo dài
  • Quản lý hạ Kali máu
    • Điều trị nguyên nhân gây tái phân bố Kali (như nhiễm kiềm,…)
    • Nếu hạ Kali máu là do mất Kali
      • Ước lượng Kali mất
        • Mỗi 1 mEq/L Kali ở huyết tương giảm = 10% tổng lượng Kali cơ thể giảm. Ví dụ bệnh nhân nặng 70kg, tổng lượng Kali sẽ là 3500 mEq. Cho là lượng Kali bình thường trong huyết tương là 3.5 mEq/L. Lượng Kali huyết tương đo được là 3.0 mEq/L, nghĩa là Kali huyết tương giảm 0.5 mEq/L = 5% tổng lượng Kali giảm = 3500 x 5% = 175 mEq bị mất.
  • Bù Kali
    • An toàn nhất là bù bằng đường uống với liều 40 mEq nhiều lần trong ngày có thể được cho phép. KCl được dùng trong nhiễm kiềm chuyển hóa và giảm Chloride máu thường đi kèm với giảm Kali máu như ở bệnh nhân nôn ói, dùng lợi tiểu.
    • Truyền tĩnh mạch:
      • Khi những trường hợp nguy hiểm đến tính mạng như yếu cơ trầm trọng, suy hô hấp, loạn nhịp tim hoặc không thể dùng đường uống được.
      • Tốc độ tối đa là 20 mEq/giờ. Có thể lên 40 mEq/giờ nếu nồng độ Kali < 1.5 mEq/L hoặc loạn nhịp tim.
      • Trên lâm sàng, ở em dùng KCl 10% 10ml, 1g KCl/10ml. Tương đương  13,4 mEq/10ml (1/74,5 = 13,4 mmol. Mmol x hóa trị = mEq). Cho 2 ống KCl vào 500 ml NaCl 0.9% ó 27 mEq/520 ml ó0.05 mEq/ml. Mà tốc độ tối đa là 20 mEq/giờ ó 0.33 mEq/phút. Vậy ta cần khoảng 6 ml/phút, mà 1 ml = 20 giọt => 120 giọt/phút.
    • Đáp ứng
      • Nếu tình trạng hạ Kali máu không đáp ứng, nên cân nhắc có thêm tình trạng hạ Magie máu. Hạ Magie máu làm mất Kali qua đường tiểu và ở những bệnh nhân hạ Magie máu, hạ Kali máu thường kháng với việc bù Kali cho đến khi nồng độ Magie được ổn định.

Lời cuối cùng.

  • Lượng Kali huyết tương được xem như là “bề nổi của tảng băng trôi” (tip of the iceberg) để đánh giá tổng lượng Kali cơ thể.
  • Lượng Kali cơ thể mất thường lớn hơn dự tính ở tình trạng hạ Kali máu, mặc dù chỉ là hạ Kali máu thể nhẹ.
  • Khi hạ Kali máu kháng với việc bù Kali, thường là do hạ Magie máu.
  • Kali máu thường giảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim hoặc cơn hen cấp là do kịch hoạt hệ giao cảm và B2 giao cảm làm Kali đi vào tế bào.

Nguồn tham khảo

1/ Marino’s The ICU Book, Fourth Edition

2/ Critical Care Secrets, Fifth Edition

COMMENTS

WORDPRESS: 0