ĐẠI CƯƠNG
Chấn thương sọ não là một trong những chấn thương hay gặp hàng đầu trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tại Hoa Kỳ số ca chấn thương sọ não nhập viện xấp xỉ 235000 lượt một năm. Theo trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, số tử vong do chấn thương sọ não chiếm tỷ lệ 30,5% trong tổng số tử vong chung do tai nạn thương tích.
Tại Việt Nam cùng với sự gia tăng của các tai nạn thương tích, tỷ lệ chấn thương sọ não cũng không ngừng gia tăng. Theo thống kê từ bệnh viện Việt Đức, chỉ trong 2 năm 2009 và 2010 đã có 36.000 trường hợp liên quan đến tai nạn giao thông nhập viện, trong đó có 12.000 trường hợp chấn thương sọ não, chiếm 37%. Riêng năm 2011 đã có 18.000 trường hợp tai nạn giao thông nhập viện thì có tới 14.000 trường hợp chấn thương sọ não, chiếm tỷ lệ gần 80%.
Để cấp cứu có hiệu quả các trường hợp chấn thương nói chung và chấn thương sọ não nói riêng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các mắt xích trong dây truyền cấp cứu, từ cấp cứu trước bệnh viện, đến khoa cấp cứu, từ các nhà ngoại khoa chấn thương, phẫu thuật thần kinh đến các bác sỹ chuyên khoa hồi sức tích cực.
CHẨN ĐOÁN
Triệu chứng lâm sàng
Yếu tố chấn thương (bệnh sử):
Đây là yếu tố quan trọng cần khai thác ngay khi bệnh nhân mới vào cấp cứu (sơ bộ) và sau khi đã tiến hành hỗ trợ ABC cho bệnh nhân (chi tiết)
Các yếu tố cần hỏi khi khai thác bệnh sử:
Cơ chế chấn thương: ngã, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt …
Hoàn cảnh xảy ra chấn thương
Thời gian từ khi chấn thương đến lúc vào viện
Ý thức sau khi xảy ra chấn thương
Tất cả bệnh nhân chấn thương sọ não cần phải được coi như có chấn thương cột sống cho đến khi có bằng chứng loại trừ
Ý thức: Thay đổi ý thức là dấu hiệu quan trọng khi khám bệnh nhân CTSN
BẢNG ĐIỂM GLASGOW | ||||
Đáp ứng | 4 tuổi – người lớn | 1 – 4 tuổi | < 1 tuổi | Điểm |
MỞ
MẮT |
Tự nhiên | Tự nhiên | Tự nhiên | 4 |
Mở mắt khi gọi | Mở mắt khi gọi | Mở mắt
khi gọi |
3 | |
Mở mắt khi bị kích thích đau | Mở mắt khi bị kích thích đau | Mở mắt khi bị kích thích đau | 2 |
Không đáp ứng | Không đáp ứng | Không đáp ứng | 1 | |
LỜI NÓI
, ÂM THANH |
Tỉnh, định hướng (không gian, thời gian) | Gọi hỏi trả lời đúng,
tương tác |
Bi bô | 5 |
Gọi hỏi trả lời nhưng lẫn lộn ( không gian, thời gian, người) | Nói được nhưng lẫn lộn, có thể dỗ nín được | Quấy khóc, kích thích | 4 | |
Nói các từ rời rạc, không hiểu được | La hét, quấy khóc, không dỗ nín được | Khóc khi bị kích thích đau | 3 | |
Ú ớ, rên rỉ không rõ từ | Chỉ phát ra âm thanh không rõ nghĩa, kích
thích |
Rên rỉ khi bị kích thích đau | 2 | |
Không đáp ứng kể cả khi bị kích thích | Không đáp ứng kể cả khi bị kích thích | Không đáp ứng kể cả khi bị kích thích | 1 | |
VẬN ĐỘNG | Làm theo lệnh | Cử động tự nhiên, làm theo lệnh | Cử động tự nhiên như bú tay hoặc khua tay, đưa tay ra nắm đồ vật. | 6 |
Khu trú được vị trí đau ( cấu
gạt đúng) |
Khu trú được vị trí đau ( cấu
gạt đúng) |
Sờ vào người: trẻ giãy dụa | 5 | |
Không khu trú được vị trí đau nhưng cựa | Không khu trú được vị trí đau nhưng cựa | Kích thích đau: trẻ
giãy dụa |
4 | |
quậy khi bị kích thích đau | quậy khi bị kích thích đau | |||
Co cứng
mất vỏ |
Co cứng
mất vỏ |
Co cứng
mất vỏ |
3 | |
Duỗi cứng mất não | Duỗi cứng mất não | Duỗi cứng mất não | 2 | |
Nằm im, không cử động kể cả khi bị kích thích | Nằm im, không cử động kể cả khi bị kích thích | Nằm im, không cử động kể cả khi bị kích thích | 1 |
Bảng 1: Bảng điểm Glasgow cho người lớn và trẻ em
Phân độ | Điểm Glasgow |
Nhẹ | GCS: 14 – 15 điểm |
Trung bình | GCS: 9 – 13 điểm |
Nặng | GCS: 3 – 8 điểm. |
Bảng 2: phân loại mức độ nặng của chấn thương sọ não theo điểm Glasgow
Tổn thương da đầu
Vết rách, lóc da hộp sọ
Máu tụ dưới da đầu
Tổn thương xương sọ:
Vết thương sọ não hở: có thể thấy chất não
Vết thương lún sọ
Vỡ xương sọ
Vật xuyên thấu hộp sọ: đạn bắn, vật sắc nhọn…
Dấu hiệu vỡ nền sọ:
Chảy máu, dịch não quỷ qua tai
Chảy máu mũi, dịch não tủy qua mũi
Bầm tím hai ổ mắt: Dấu hiệu đeo kính dâm
Bầm tím vùng xương chũm ( dấu hiệu Battle)
Khám đồng tử:
Đồng tử không đều hai bên: máu tụ nội sọ
Đồng tử hai bên dãn, phản xạ ánh sáng âm tính: nghĩ đến thoát vị não
Dấu hiệu thần kinh khu trú:
Liệt nửa người
Liệt các dây thần kinh sọ
Co giật
Các dấu hiệu lâm sàng khác:
Co cứng mất vỏ
Duỗi cứng mất não
Cần lưu ý trước một trường hợp chấn thương sọ não, có thể có các chấn thương khác kèm theo ( ví dụ vỡ tạng đặc, chấn thương ngực kín…) vì vậy cần phải tiến hành khám toàn diện một cách có hệ thống để tránh bỏ sót tổn thương
Cận lâm sàng
Chụp XQ sọ thường quy:
Chụp XQ sọ thường quy có thể xác định tổn thương vỡ xương sọ và các dị vật xuyên thấu vào hộp sọ tuy nhiên ít có giá trị để xác định các tổn thương nội sọ
Chụp cắt lớp vi tính sọ não:
CT sọ não nên được tiến hành trong vòng 1 giờ nếu:
Glasgow < 13 điểm tại khoa cấp cứu
Glasgow < 15 điểm 2 giờ sau chấn thương
Nghi ngờ vết thương sọ não hở hoặc vết thương lún sọ
Dấu hiệu vỡ nền sọ
Nôn nhiều
Co giật sau chấn thương
Có dấu hiệu thần kinh khu trú
CT sọ não nên được tiến hành trong vòng 8 giờ nếu:
Bệnh nhân mất ý thức hoặc không nhớ các sự việc trước khi chấn thương 30 phút trở về trước Và
Tuổi > 65
Hoặc có rối loạn đông máu ( có thể do dùng chống đông)
Hoặc chấn thương do tác động mạnh
Đối với bệnh nhân < 16 tuổi cần chụp CT ngay nếu:
Mất ý thức hoặc lẫn lộn > 5 phút
Ngủ gà bất thường
Nôn quá 3 lần
Glasgow < 14 điểm
Nghi ngờ vết thương sọ não hở hoặc vết thương lún sọ
Dấu hiệu vỡ nền sọ
Có dấu hiệu thần kinh khu trú
Chấn thương do tác động mạnh
Các xét nghiệm khác cần làm:
Chụp XQ ngực
Chụp cột sống, đặc biệt cột sống cổ
Siêu âm ổ bụng, màng phổi
Điện tim, khí máu, sinh hóa, tế bào …
XỬ TRÍ CẤP CỨU CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO
Xử trí cấp cứu tại khoa cấp cứu
Mục tiêu xử trí cấp cứu chấn thương sọ não tại khoa cấp cứu
Bảo vệ đường thở
Duy trì áp lực nội sọ bình thường
Giảm áp nội sọ nếu tăng
Duy trì độ bão hòa oxy > 90%
HA tâm thu > 90 mmHg
Áp lực nội sọ ≤ 20 mmHg
Điều chỉnh đường huyết, tránh tăng hoặc giảm
An thần
Xử trí vết thương
Chống co giật
Đánh giá ban đầu: ý thức, đường thở, hô hấp, tuần hoàn
Luôn duy trì các phương tiện cố định cột sống cổ cho đến khi loại trừ tổn thương cột sống cổ. Khuyến cáo sử dụng Guideline tháo bỏ các phương tiện cố định cột sống cổ.
Bảo vệ đường thở: đặt nội khí quản nếu cần. Cân nhắc đặt nội khí quản sớm đối với các bệnh nhân sau:
Glasgow ≤ 8 hoặc suy giảm ý thức nhanh
Nôn nhiều
PaO2 < 80 mmHg
PaCO2 > 45 mmHg
Chấn thương hàm mặt
Nguy cơ chảy máu vào đường thở Co giật
Hỗ trợ hô hấp:
Bóp bóng ambu hoặc thông khí nhân tạo bằng máy thở nếu cần
Bảo đảm cung cấp đầy đủ oxy cho bệnh nhân đảm bảo PaO2>80 mmHg
Kích thích dãy dụa có thể làm tăng áp lực nội sọ và làm trầm trọng thêm tổn thương não vì vậy cân nhắc sử dụng an thần cho các bệnh nhân kích thích nhiều.
Hỗ trợ tuần hoàn:
Băng ép cầm máu
Hồi sức dịch bằng các dung dịch tinh thể và dung dịch keo duy trì huyết áp trung bình > 65 mmHg. Truyền máu và các chế phẩm máu nếu cần
Sử dụng các thuốc vận mạch nâng huyết áp sau khi đã bù đủ dịch
Có thể đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm để theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP) và bù dịch
Sau khi xử trí ABC cần bộc lộ bệnh nhân, khám toàn thân, tránh bỏ sót tổn thương.
Cần lưu ý loại trừ các nguyên nhân gây hôn mê khác như hạ đường huyết, ngộ độc.
Xử trí vết thương: băng ép, cầm máu
Khi có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ, có thể sử dụng Manitol 1,5 – 2 g truyền tĩnh mạch trong 30-60 phút
Các dấu hiệu gợi ý tăng áp lực nội sọ trong chấn thương sọ não
Dãn đồng tử một bên
Dãn đồng tử cả hai bên, mất phản xạ ánh sáng
Điểm Glasgow giảm > 2 điểm so với lúc khám trước
Co cứng hoặc duỗi cứng
Xuất hiện phản xạ Cushing: tăng huyết áp, nhịp tim chậm, rối loạn nhịp thở
Đối với các vết thương xuyên thấu, tuyệt đối không rút các vật xuyên thấu ra khỏi hộp sọ tại khoa cấp cứu.
Chụp X quang, CT Sanner khi tình trạng bệnh nhân cho phép
Hội chẩn bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thần kinh, tiến hành phẫu thuật khi có chỉ định.
Phác đồ xử trí bệnh nhân chấn thương sọ não nhẹ Glasgow 13-15
Phác đồ xử trí bệnh nhân chấn thương sọ não vừa Glasgow 9 – 12
Phác đồ xử trí bệnh nhân chấn thương sọ não nặng Glasgow 3 – 8 điểm
Đánh giá và xử trí
Cột sống cổ, ABCDEs
A: bảo vệ đường thở, ưỡn cổ nhấc cằm, canyl miệng hầu, mũi hầu, đặt NKQ, mặt nạ thanh quản..
B: hỗ trợ hô hấp: oxy liệu pháp, bóp bóng, thở máy xâm nhập, không xâm nhập. Duy trì độ bão hòa oxy > 90%, CO2 35-45 mmHg
C: hỗ trợ tuần hoàn: đặt đường truyền, truyền dịch tinh thể, dịch cao phân tử, duy trì huyết áp. Kiểm soát chảy máu, băng ép, nẹp, duy trì HA tâm thu > 90 mmHg
D: khám thần kinh: Glasgow, đồng tử, dấu hiện thần kinh khu trú. Giảm áp nội sọ bằng manitol 20% nếu có dấu hiệu tăng ALNS. Chống co giật
E: bộc lộ khám toàn thân, không bỏ sót tổn thương, ủ ấm
Đánh giá thì 2
Hỏi tiền sử, bệnh sử
Khám chấn thương nhanh
Dấu hiệu sinh tồn
Khám lâm sàng chi tiết
Hội chẩn chuyên khoa phẫu thuật thần kinh
Chụp CT sọ não khi tình trạng bệnh nhân cho phép và các xét nghiệp cần thiết khác
Chuyển phẫu thuật càng sớm càng tốt khi có chỉ định
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Robert S. Hockberger, Ron M. Walls, James G. Adams. Rosen’s emergency medicine: concepts and clinical practice. 2010
John Bailitz, Faran Bokhari, Tom Scaletta, Jeffrey Scheider.
Emergent Management of Trauma. 2011
Barbara Aehlert. Paramedic Practice Today above and beyond. 2010
Will Chapleau , Angel Burba, Peter Pons, David Page. The Paramedic 2009
American College of Surgeons. Advanced Trauma Life Support for Doctors. 2008
Forrest O. Moore et al. Surgical Critical Care and Emergency Surgery, Clinical Questions and Answers. 2012
Ý KIẾN