Trang chủNHI - SƠ SINH

Chăm Sóc Rốn Sơ Sinh

Rò luân nhĩ ở trẻ em
Gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay ở trẻ em
Chọc Dò Tủy Sống Sơ Sinh
Bài giảng nhi khoa: Bệnh thận mạn ở trẻ em
Bài giảng nhi khoa: Nuôi con bằng sữa mẹ

Đại cương

Rốn thường rụng vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 10, các mạch máu đóng về mặt chức năng nhưng vẫn tồn tại dạng giải phẫu trong vòng 20 ngày. Trong thời gian này rốn vẫn có thể là đường vào của vi khuẩn, vì vậy cần thiết phải chăm sóc và giữ vệ sinh rốn, tránh nhiễm khuẩn.

Chỉ định

Trẻ sơ sinh chưa rụng cuống rốn

Trẻ đã rụng cuống rốn nhưng rốn còn tiết dịch hoặc rốn nhiễm trùng

Chống chỉ định

Không có chống chỉ định.

Chuẩn bị

Người thực hiện

Bác sỹ hoặc điều dưỡng, nữ hộ sinh

Dụng cụ

Bông cồn 700 hoặc cồn Iode 2,5% sát trùng dung dịch betadin

Băng, gạc, khay vô trùng, khay quả đậu.

Găng tay, panh vô trùng

Trẻ sơ sinh

Đã được  tắm sạch(tắm, rửa); thay áo, tã mới sạch

Bộc lộ vùng rốn

Hồ sơ bệnh án

Ghi hồ sơ bệnh án giờ/ngày  cháu được chăm sóc

Tình trạng rốn: khô, ướt hoặc dịch tiết, màu sắc, sưng tấy hay không, mùi hôi

Các bước tiến hành

Yêu cầu thao tác kĩ thuật vô khuẩn.

Rửa tay bằng xà phòng với nước sạch.

Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc để khô tự nhiên.

Tháo băng , gạc, bộc lộ rốn.

Quan sát rốn, da quanh rốn xem có mủ, máu, tấy đỏ, mùi hôi không?

Sát khuẩn sạch rốn từ trung tâm ra ngoại vi, dây rốn, kẹp rốn, mặt cắt (chú ý lau sạch các khe kẽ, làm sạch tất cả các chất tiết).

Lau lại 2 lần, để cồn khô tự nhiên và lau rốn như vậy 1- 2 lần/ ngày.

Băng rốn bằng gạc vô trùng trong 2 ngày đầu, từ ngày thứ 3 tùy điều kiện chăm sóc từng nơi có thể băng hoặc để hở rốn giúp rốn mau khô và dễ rụng.

Quấn tã dưới rốn.

Chú ý không bôi bất kỳ chất gì lên rốn ngoài các dịch sát trùng rốn.

Sau khi rốn rụng tiếp tục chăm sóc tới khi chân rốn khô.

Theo dõi

Nhiễm khuẩn rốn: nên chăm sóc rốn nhiều lần trong ngày, tuỳ theo mức độ nặng mà cho dùng kháng sinh toàn thân (nếu có nhiễm trùng mạch máu rốn)

Chảy máu rốn: thường xảy ra trong vài ngày đầu khi rốn còn tươi hoặc khi rụng cuống rốn, nếu cuống rốn còn tươi nên buộc lại bằng chỉ vô trùng, nếu cuốn rốn rụng nên lau sạch bằng dung dịch sát khuẩn và dùng gạc vô khuẩn băng ép

Tồn tại lõi rốn (chồi rốn): chấm Nitrate bạc hàng ngày hoặc đốt điện nếu lõi rốn to

Tai biến và xử trí

Chăm sóc rốn nhằm tránh biến chứng nếu như để rốn không được vệ sinh,  có thể gây nhiễm khuẩn rốn

BÌNH LUẬN

WORDPRESS: 0