Trang chủNgoại tiêu hóa - Gan mật

Chấn thương tụy

Chấn thương tụy hiếm gặp vì tụy nằm sâu trong ổ bụng thường bị tổn thương khi bị chấn thương mạnh.

Tỷ lệ:

C.Got (1974): trên  857  cas  chấn  thương  bụng,  tổn  thương  tụy  đứng thứ

7 (4,43%).

Thomason và cộng sự: gặp 1- 5% trong chấn thương bụng kín

Viện  quân Y 103  và 108:  chấn  thương  tụy gặp  4,7%  trong  chấn  thương bụng kín chiếm 9,3% trong tổn thương tạng đặc.

PHÂN LOẠI TỔN THƯƠNG:

Vị trí: có thể gặp ở đầu, cổ, thân hoặc đuôi tụy: thường bị ở phần cổ thân và đuôi tụy vì nằm trên cột sống.

Theo mức độ tổn thương: Herve (1905) chia ra:

Chạm thương: tụ máu trong bao (chấn thương đơn giản)

Vỡ 1 phần tụy (dập nát nhu mô)

Tổn thương Wirsung: thường ít bị, theo Mocquot và Constantini thì  ống Wirsung  đặc  biệt  bền. Tổn  thương  ống  Wirsung  có  thể  là  một  phần  hay toàn bộ.

Vỡ toàn phần đứt đôi

Theo tính chất:

Tổn thương đơn thuần

Tổn thương phối hợp: thường bị là tá tràng

CHẨN ĐOÁN CHẤN THƯƠNG TỤY

Lâm sàng:

Nói chung chẩn đoán lâm sàng chấn thương tụy là rất khó và tụy nằm sâu phúc mạc nên các dấu hiệu biểu hiện lâm sàng không rõ.

Tuy không có giá  trị chẩn đoán quyết định nhưng các dấu hiệu lâm sàng cho hướng chẩn đoán để làm xét nghiệm hay mổ thăm dò:

Đau bụng

Co cứng thành bụng hay phản ứng thành bụng thường không rõ

Có dấu hiệu kích thích phúc mạc

Xét nghiệm máu:

Đường máu cao (White và cộng sự: gặp 25,8%)

Siêu âm:

Có giá trị với điều kiện ổ bụng ít hơi. Có thể thấy:

Dịch trong ổ bụng, đặc biệt quanh tụy

Hình ảnh tụ máu nhu mô

C.T. Scanner:

Có ý nghĩa quan trọng. Có thể cho thấy hình ảnh tổn thương của tụy.

Chẩn đoán khi mổ:

Dựa vào dấu hiệu:

Tụ máu: máu tụ có thể ở mạc nối bé, nạc treo đại tràng hoặc sau phúc mạc.

Có nốt hoại tử mờ ở mạc nối thì càng giá trị. Để chẩn đoán chắc chắn thì phải kiểm tra tụy:

Kiểm tra mặt trước: vào hậu cung mạc nối qua dây chằng dạ dày – đại tràng.

Kiểm tra mặt sau: Phương pháp Kocher, có thể di động cả tá tràng và đầu tụy: rạch phúc mạc thành sau song song đoạn II tá tràng, sau đó tách tá tràng và lật tụy sang trái.

Nếu có tổn thương tụy phải  đánh giá mức độ tổn thương. Khó nhất là đánh giá mức độ tổn thương của ống Wirsung. Khi tổn thương nặng, tụy bị đứt đôi thì dễ nhận  biết,  khi bị  tổn thương 1 phần Wirsung  có máu tụ cần phải lấy máu tụ,  cầm máu kỹ để quan sát đánh giá thương tổn chính xác.

XỬ TRÍ TỔN THƯƠNG TỤY:

Tụ máu dưới bao nhỏ:

Không cần làm gì. Có thể dẫn lưu cạnh ổ máu tụ.

Rách nhu mô tụy, ống Wirsung còn nguyên vẹn:

Khâu tụy, dẫn lưu hậu cung mạc nối.

Rách một phần ống Wirsung:

Có thể khâu nối ống Wirsung, sau đó khâu bao tụy và tụy. Để khâu có thể khâu trên ống thông niệu quản

Nối tụy và phần ống Wirsung tổn thương với quai ruột (Nociti)

Rách hoàn toàn ống Wirsung:

Khâu nối tận tận: Corre (1905) thông báo kết quả tốt, song phương pháp này dễ biến chứng gây rò và biến chứng nang giả sau này.

Korb (1958) mô tả nối ống Wirsung tận tận trên 1 ống thông:

Sau khi khâu thành sau thì đặt 1 ống thông niệu quản vào ống Wirsung để khâu thành  trước,  ống  thông  được  rút  bỏ sau khi khâu mũi chỉ cuối cùng, sau đó khâu bao tụy.

Khâu phục hồi ống Wirsung kèm theo dẫn lưu tụy:

Doubilet khâu phục hồi ống Wirsung kèm theo dẫn lưu tụy bằng cách đưa Catheter từ ống túi mật: (sau khi cắt túi mật) xuống tá tràng, sau đó mở tá tràng đưa Catheter vào ống Wirsung qua phần tổn thương (có thể mở cơ Oddi). Với phương pháp này tránh được rò tụy vào ổ bụng vì bình thường áp lực của ống Wirsung là 15 cm H2o khi bị tắc có thể lên 40 cm. Nếu dẫn lưu dịch tụy ra ngoài thì áp lực ống Wirsung bằng không.

Cắt tụy trái (đuôi tụy): Clamagirand cho đây là phương pháp đơn giản hơn và chắc chắn hơn so với khâu phục hồi.

Nối tụy – tiêu hoá:

Nối tụy với hỗng tràng kiểu Rouxen Y: đóng kín đầu trên, nối đầu ngoại biên của tụy với hỗng tràng.

Hoặc nối đầu ngoại biên với dạ dày

Hoặc nối 2 mặt tụy (đầu trung tâm và đầu ngọai biên) với hỗng tràng kiểu Omega.

Tụy rập nát:

Cắt đầu tụy với tá tràng.

Chèn gạc, dẫn lưu phúc mạc: khi tình trạng bệnh nhân quá nặng hoặc cơ sở điều trị không cho phép phẫu thuật triệt để.

Mở cơ thắt.

BIẾN CHỨNG:

Biến chứng sớm: hay gặp viêm phúc mạc và áp xe ổ bụng.

Biến chứng muộn: hay gặp và rò tụy, nang giả, viêm tụy mạn.

Tỷ lệ tử vong chung khoảng 10- 60%.

BÌNH LUẬN

WORDPRESS: 0