Trang chủNội khoa

Cơn hen phế quản (HPQ) nặng và nguy kịch

Ảnh hưởng của thời điểm đặt nội khí quản lên kết cục lâm sàng của những bệnh nhân bị bệnh nặng với COVID-19
Điều trị rối loạn tiểu tiện trong chấn thương cột sống- tủy sống
Điều trị ngoại khoa u não
Quản lý bệnh tiểu đường nội trú
Các loại thuốc điều trị táo bón

ĐẠI CƯƠNG

Cơn hen phế quản (HPQ) nặng và nguy kịch thường xuất hiện trên người bệnh HPQ không được theo dõi và điều trị dự phòng đúng hướng dẫn, hoặc không được điều trị tốt khi xuất hiện cơn HPQ cấp.

Những người bệnh dễ có nguy cơ bị cơn HPQ nặng và nguy kịch là những người:

Có tiền sử có cơn HPQ nặng đã từng phải đặt ống nội khí quản, thở máy.

Trong năm vừa qua đã phải vào nằm viện hoặc cấp cứu vì cơn HPQ.

Thường dùng corticoid uống, nhất là những người bệnh mới ngừng uống corticoid.

Không được dùng corticoid đường hít.

Thời gian gần đây phải tăng liều dùng thuốc cường bêta-2 giao cảm đường hít.

Có bệnh lý tâm thần hoặc có vấn đề về tâm lý-xã hội, kể cả dùng thuốc an thần.

Không được theo dõi, điều trị bệnh đúng cách.

NGUYÊN NHÂN

Cũng như bệnh HPQ nói chung, một cơn HPQ nặng và nguy kịch có thể xuất hiện khi có các yếu tố khởi phát. Theo “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị hen phế quản” của bộ Y tế (2009), các yếu tốnguyên nhân gây cơn hen là:

Dị nguyên trong nhà: mạt bụi nhà, lông thú (chó, mèo, chuột…), gián, nấm, mốc, thuốc men, hóa chất, v.v…

Dị nguyên ngoài nhà: bụi đường phố, phấn hoa, nấm mốc, các hóa chất, chất lên men, yếu tố nhiễm trùng (chủ yếu là virus), hương khói các loại.

Nhiễm trùng: chủ yếu là nhiễm virus.

Các yếu tố nghề nghiệp: than, bụi bông, hoá chất, v.v…

Thuốc lá: Hút thuốc chủ động và bị động.

Ô nhiễm môi trường không khí: khí thải của phương tiện giao thông, các loại khí ô nhiễm, hoá chất, v.v..

TRIỆU CHỨNG

Lâm sàng

Cơn HPQ nặng có thể xuất hiện và nặng lên rất nhanh (trong vòng 2 – 6 giờ), cũng có thể lúc đầu chỉ là một cơn hen mức độ trung bình, kéo dài và nặng lên dần dần.

Cơn hen điển hình với khó thở thì thở ra, co kéo cơ hô hấp, có tiếng kh  khè. Nghe phổi có ran rít.

Các triệu chứng cơ năng cũng như thực thể và cận lâm sàng có thể khác nhau tùy theo mức độ nặng của cơn hen, và được trình bày trong bảng ở mục “4.4. Chẩn đoán mức độ nặng của cơn hen”.

Cận lâm sàng

Lưu lượng đỉnh thở ra giảm nặng ( thường rất khó đo hoặc không đo được).

Oxy máu giảm (dấu hiệu này có thể không rõ nếu người bệnh đã được thở oxy). COmáu tăng. Tăng PaCO2 máu phản ánh tình trạng giảm thông khí phế nang, dấu hiệu không có trong các cơn hen nhẹ và trung bình.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

Dựa vào xuất hiện cơn HPQ điển hình với các dấu hiệu nặng hoặc nguy kịch.

Chẩn đoán phân biệt

Cơn hen tim: trên người bệnh có bệnh tim

Tăng huyết áp.

Nhồi máu cơ tim cấp.

Bệnh lý van tim…

Tình trạng tắc nghẽn khu trú đường hô hấp

Khó thở thanh quản.

Khối u, polyp khí quản, phế quản.

Dị vật đường thở.

Tình trạng tắc nghẽn lan tỏa đường hô hấp

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn.

Xơ hoá kén.

Giãn phế quản.

Chẩn đoán nguyên nhân

Vấn đề chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh hen và nguyên nhân khởi phát cơn hen nói chung chưa đặt ra khi xử trí cấp cứu cơn hen phế quản nặng.

Việc tìm nguyên nhân sẽ được tiến hành khi người bệnh đã ổn định.

Chẩn đoán mức độ nặng của cơn hen

Đánh giá mức độ nặng nhẹ của cơn hen

Theo “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị hen phế quản” của bộ Y tế (2009)

Thông số Nhẹ Trung bình Nặng Nguy kịch
Khó thở Khi đi bộ Khi nói chuyện ăn khó Khi nghỉ

 

Thở ngáp
Tư thế Có thể nằm được Thích ngồi hơn Ngồi cúi người ra trước  
Khảnăng nói chuyện Nói được cả câu Chỉnói được cụm từ Chỉnói được từng từ Không nói được
Mức độ tỉnh táo Có thể kích thích Thường kích

thích, vật vã

Kích thích, vật vã Lơ mơ hoặc

lú lẫn

Nhịp thở Tăng Tăng Thường> 30/phút Chậm- rối loạn nhịp thở
Co kéo cơ hô hấp phụ và hõm trên xương ức Thường không có Thường có Thường có Chuyển động  ngực – bụng nghịch thường
Kh  khè Trung bình, thường chỉ có lúc thở ra To Thường to Không kh  khè
Mạch/ phút < 100 100-120 > 120 Nhịp chậm
Mạch nghịch thường (mạch đảo) Không

< 10mmHg

Có thể có 10-25mmHg Thường có

25 mmHg

 

Có thể không  thấy do mệt cơ hô hấp
PEF sau thuốc dãn phế quản khởi đầu % dựđoán hoặc % tốt nhất  

> 80%

 

60-80%

< 60% dựđoán hoặc tốt nhất  <100 lít/phút thiếu niên) hoặc đáp ứng kéo dài < 2 giờ  
PaO2 (thở khí trời) và/hoặc PaCO2 Bình thường

<45mmHg Thường không cần

60mmHg

 

< 45mmHg

 

< 60mmHg

Có thể tím tái > 45mmHg; có thể suy hô hấp

 
SaOhoặc SpO2 % (thở khí trời) > 95% 91-95% < 90%  
Tăng CO2 máu (giảm thông khí) xảy ra ở trẻ em nhanh hơn ở thiếu niên và người lớn
Phân loại dựa vào các thông số trên, nhưng không nhất thiết phải có tất cả, cần có sự nhận định tổng quát để có quyết định thích hợp.

PEF: lưu lượng đỉnh thở ra.

Đánh giá cơn HPQ là cơn nặng khi:

Có từ 4 dấu hiệu nặng trở lên.

Đáp ứng kém với điều trị bằng thuốc giãn phế quản khí dung.

Đánh giá cơn HPQ là nguy kịch:

Khi có một trong các dấu hiệu sau xuất hiện ở người bệnh có cơn HPQ nặng:

Rối loạn ý thức.

Tiếng rì rào phế nang và tiếng ran rít giảm hoặc không nghe thấy (phổi im lặng).

Hô hấp ngực – bụng nghịch thường (kiệt sức cơ hô hấp).

Tần số tim chậm, huyết áp tụt.

Thở chậm, cơn ngừng thở.

XỬ TRÍ

Nguyên tắc xử trí

Xử trí cơn HPQ nặng đòi hỏi phải khẩn trương, tích cực, dùng thuốc đúng phương pháp (đúng liều lượng, đúng đường dùng).

Xử trí cơn HPQ nặng đòi hỏi phải phối hợp bộ ba oxy – thuốc giãn phế quản – corticoid.

Bảo đảm oxy máu

Cần cho người bệnh thở oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi (gọng kính oxy) hoặc mặt nạ oxy. Nếu người bệnh vẫn giảm oxy máu nặng mặc dù đã dùng oxy lưu lượng cao cần chỉ định thở máy.

Thuốc giãn phế quản

Thuốc được lựa chọn hàng đầu là thuốc cường E2 giao cảm tác dụng nhanh, đường dùng tại chỗ sẽ được lựa chọn đầu tiên (thường dùng khí dung, nếu không có điều kiện khí dung có thể dùng dạng xịt định liều). Thuốc ức chế phó giao cảm tác dụng nhanh cũng thường được dùng phối hợp với cường E2 giao cảm. Theophyllin chỉ được xem xét chỉ định ở một số người bệnh đáp ứng tốt với theophyllin và kém đáp ứng với cường E2 giao cảm. Adrenalin được chỉ định khi phải dùng các thuốc trên với liều cao mà không có tác dụng

Corticoid

Corticoid đường toàn thân được dùng trong điều trị cơn hen phế quản nặng dưới dạng tiêm tĩnh mạch.

Xử trí ban đầu và vận chuyển cấp cứu

Dùng ngay thuốc cường bêta-2 giao cảm khí dung 5mg trong 20 phút, nhắc lại nếu không hiệu quả.

Hoặc xịt thuốc cường bêta-2 giao cảm 2 – 4 phát, nhắc lại và tăng số lần phát xịt (đến 8 – 10 phát) nếu không hiệu quả.

Dùng corticoid uống (prednisolon 5mg x 6 – 8 viên) hoặc tiêm tĩnh mạch (methylprednisolon 40 mg).

Chuyển ngay người bệnh đến bệnh viện. Trên đường vận chuyển: cho thở oxy 6 – 8 lít/phút, tiếp tục xịt thuốc thuốc cường bêta-2 giao cảm 10 – 15 phút/lần. Nên dùng buồng đệm khi xịt thuốc thuốc cường bêta-2 giao cảm.

Xử trí tại bệnh viện

Theo Phụ lục 5 “Phác đồđiều trịcơn hen phế quản nặng và nguy kịch” của “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị hen phế quản” của bộ Y tế (2009). a) Phác đồ điều trị cơn hen phế quản nặng

Giờ đầu tiên

Thở oxy qua mặt nạ hoặc gọng kính oxy, duy trì SpO2> 90%.

Thuốc giãn phế quản: cường E2 khí dung 5 mg/ 20 phút  x 3 lần liên tiếp.

Corticoid: methylprednisolon tiêm tĩnh mạch 40 – 80mg.

Đánh giá sau 1 giờ, nếu chưa cắt được cơn hen phế quản nặng

Giờ tiếp theo

Tiếp tục điều trị như trên:

Thở oxy qua mặt nạ hoặc gọng kính oxy, duy trì SpO2> 90%.

Thuốc giãn phế quản: cường E2 khí dung 5 mg trong 20 phút x 3 lần liên tiếp.

Corticoid: nếu giờtrước chưa cho, tiêm tĩnh mạch methylprednisolon 40 – 80mg.

Thêm:

Ipratropium khí dung 0,5 mg.

Sulphat magie 2g truyền tĩnh mạch trong 20 phút.

Nếu các dấu hiệu nặng chưa mất đi, tiếp tục điều trị

Khoảng 6 – 12 giờ tiếp theo

Thở oxy qua mặt nạ hoặc gọng kính oxy, duy trì SpO2> 90%.

Thuốc giãn phế quản:

Thuốc cường  E2 khí dung liên tục 5 mg/lần (10 – 15 mg/giờ)

Hoặc thuốc cường E2 truyền tĩnh mạch liên tục: tốc độ truyền khởi đầu 0,1 – 0,15 Pg/kg/phút, tăng tốc độ truyền 5 phút/lần (tuỳ theo đáp ứng của người bệnh), mỗi lần 0,1-0,15 Pg/kg/phút (có thể đến 4 mg/giờ ở người lớn).

Kết hợp với Ipratropium 0,5 mg khí dung 4 giờ/lần.

Corticoid: methylprednisolon tiêm tĩnh mạch (200-300mg/24 giờ, chia 4 lần).

Xem xét chỉ định:

Theophylin (diaphylin)0,24 g tiêm tĩnh mạch rất chậm (20 phút) hoặc pha trong 100 dịch đẳng trương truyền trong 20 phút.

Thở máy.

Nếu sau 6 – 12 giờ chưa có đáp ứng tốt:

Tiếp tục duy trì điều trị thuốc như trên, và xem xét chỉđịnh dùng adrenalin

Xem xét chỉđịnh  thở máy

Nên bắt đầu bằng thông khí không xâm nhập nếu chưa xuất hiện các chỉ định của thông khí xâm nhập.

Nếu bệnh nhân không đáp ứng, cần phải đặt ống nội khí quản và thở máy qua ống nội khí quản.

Trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu của cơn HPQ nguy kịch: Trước khi đặt ống NKQ dùng adrenalin 0,3 – 0,5 mg tiêm dưới da, có thể nhắc lại sau 5 – 10 phút

Chỉ định đặt ống NKQ và thở máykhi có xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

Xuất hiện rối loạn ý thức hoặc bất kỳ 1 dấu hiệu nào của cơn HPQ nguy kịch..

PaO2< 60 mmHg khi thở oxy qua mặt nạ có túi dự trữ. – pH < 7,30, PaCO2> 50 mmHg.

Tình trạng lâm sàng xấu đi nhanh.

Người bệnh mệt, kiệt sức cơ hô hấp.

Thở máy không xâm nhập không có hiệu quả.

Dùng thuốc an thần truyền tĩnh mạch với liều lượng đủ đển gười bệnh ngủ, nhưng không ức chế hoạt động hô hấp của người bệnh (điểm Ramsay = 3).

Thôi thở máy: khi người bệnh đã cắt được cơn hen phế quản, xét nghiệm pH, PaCO2 và PaObình thường.

Phác đồ điều trị cơn hen phế quản nguy kịch

Bóp bóng qua mặt nạ với oxy 100%.

Adrenalin 0,3 – 0,5 mg tiêm dưới da, có thể nhắc lại sau 5 – 10 phút.

Đặt ống nội khí quản qua miệng (chú ý: phải cho thuốc an thần và/hoặc thuốc giãn cơ ngắn đểđảm bảo đặt ống nội khí quản thành công).  – Thở máy qua ống nội khí quản.

Truyền tĩnh mạch liên tục thuốc giãn phế quản:

Adrenalin truyền tốc độ khởi đầu 0,1 Pg/kg/phút, tăng tốc độ truyền 0,1 mg/kg/phút mỗi lần 2 – 3 phút/lần đến khi có đáp ứng ( có thể thêm 1-1,5 mg/h ởngười lớn).

Hoặc thuốc cường bêta-2-giao cảm truyền tốc độ khởi đầu 0,1 – 0,15 Pg/kg/phút, tăng tốc độ gấp đôi sau 2 – 3 phút đến khi có đáp ứng.

Các thuốc khác: như phác đồ điều trị cơn hen phế quản nặng.

LƯU Ý:

Không nhất thiết phải thực hiện đúng thứ tự A-B-C-D như trong phác đồ. Nếu trước đó người bệnh đã được xử trí đúng phác đồ thì áp dụng luôn bước tiếp theo.

Adrenalin được chỉ định khi có cơn hen nguy kịch đe dọa ngừng tuần hoàn, hoặc khi người bệnh không đáp ứng với điều trị thuốc và thở máy.

Khi dùng thuốc cường beta-2 liều cao cần chú ý bù kali cho người bệnh để tránh biến chứng hạ kali máu.

TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

TIÊN LƯỢNG

Tiến triển của cơn hen phế quản nặng phụ thuộc vào việc điều trị có được tiến hành khẩn trương và đúng phương pháp hay không. Một cơn hen phế quản kéo dài có thể nặng lên trở thành nguy kịch nếu điều trị chậm, nhất là chậm trễ trong việc chỉ định thở máy hoặc dùng thuốc không đủ liều.

Tiên lượng của cơn hen phế quản nặng cũng còn phụ thuộc vào sự xuất hiện các biến chứng.

Biến chứng

Tràn khí màng phổi/trung thất: có thể xuất hiện tự phát (thường khi người bệnh gắng sức) hoặc là biến chứng của thở máy.

Nhiễm khuẩn bệnh viện.

Rối loạn nước-điện giải (mất nước trong quá trình gắng sức hô hấp, hạ kali máu do dùng thuốc cường giao cảm liều cao).

PHÒNG BỆNH

Theo dõi quản lý hen và điều trị dự phòng hen phế quản đúng hướng dẫn.

Điều trị tích cực, đúng phương pháp khi xuất hiện cơn hen phế quản cấp, đặc biệt là đối với các người bệnh có nguy cơ bị cơn hen phế quản nặng.

Cố gắng tránh tiếp xúc với dị nguyên gây cơn hen phế quản.

SƠ ĐỒ XỬ TRÍ CƠN HEN CẤP TRONG BỆNH VIỆN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4776 /QĐ-BYT ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Bộ

Trưởng Bộ Y tế)

TÀI LIỆU THAM KHÁO

Bộ Y tế (2009),Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen người lớn(Ban hành kèm theo Quyết định số   4776 /QĐ-BYT ngày  04 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

Ngô Quý Châu và cs (2011): “Hen phế quản”. Trong: Bệnh hô hấp (Chủ biên: Ngô Quý Châu). Nxb Giáo dục Việt Nam.

Nguyễn Thị Kim Chung, Đặng Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Dụ (2006),“Nhận xét đặc điểm lâm sàng và tình hình cấp cứu cơn hen phế quản nguy kịch tại bệnh viện

Bạch Mai trong thời gian từ 2000 đến 2005”, Tạp chí Y học lâm sàng bệnh viện Bạch Mai, 9: 47-50.

Đặng Quốc Tuấn (2005),Nghiên cứu tác dụng của phương thức thở máy hỗ trợ/điều khiển và PEEP ngoài trong thở máy ở người bệnh hen phế quản nặng. Luận án Tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.

Aysola R., Castro M. (2012),“Status asthmaticus”,In: The Washington Manual of Critical Care (Editors: Kollef M. and Isakow W.), Lippincott Williams & Wilkins.

Corbridge Th. C., Corbridge S.J. (2011),“Severe Asthma Exacerbation”. In:

Texbook of Critical Care (Editors: Vincent J.L., Abraham E., Moore F.A., Kochanek P.M., Fink M.P.), Elsevier Saunders, 6th edition.

Global Initiative for asthma (2013),“Manage asthma exacerbations”,In: Global strategy for asthma management and prevention. Chapter 4: Asthma management and prevention. GINA report Mar-13.

BÌNH LUẬN

WORDPRESS: 0