Trang chủNHI - SƠ SINH

Tràn Khí Màng Phổi

Phác đồ chẩn đoán và điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Phác đồ chẩn đoán và điều trị viêm cột sống dính khớp
Phác đồ chẩn đoán và điều trị Nhịp tim chậm
Hội chứng mạch vành cấp tính: Định nghĩa và phân loại
Chiến lược mới trong phòng ngừa tái nhập viện ở bệnh nhân suy tim

Định nghĩa

Tràn khí màng phổi là hội chứng có sự xuất hiện của khí trong khoang màng phổi. Không khí vào khoang màng phổi nhưng không ra được làm cho nhu mô phổi xẹp lại về phía rốn phổi. Đây là tình trạng bệnh lý cấp cứu, có thể gây suy hô hấp đột ngột và dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân

+ Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát:  Vỡ nang phổi bẩm sinh, nang phế quản. Bệnh nhân thường không có tiền sử và biểu hiện của bệnh lý hô hấp trước đó.

+ Tràn khí màng phổi tự phát thứ phát:

Thường do biến chứng của các bệnh lý hô hấp như:

Lao phổi

Hen phế quản

Viêm phế quản phổi

Bệnh tụ cầu phổi màng phổi

Áp-xe phổi

Dị vật đường thở

+ Tràn khí màng phổi do chấn thương:

Thủng, rách đường thở do chấn thương lồng ngực, nội soi phế quản, phẫu thuật lồng ngực.

Vỡ phế nang do áp lực: hô hấp nhân tạo, bóp bóng, thở máy.

Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng cơ năng:

Phụ thuộc vào mức độ tràn khí màng phổi mà bệnh có thể khởi phát đột ngột. Bệnh nhân khó thở, tím tái, đau ngực, ho khan nhưng khó ho.

Triệu chứng thực thể:

Lồng ngực giảm di động, vồng cao bên tràn khí.

Nhịp thở nhanh, nông.

Tam chứng Galliard: gõ vang trống, rung thanh giảm hoặc mất, rì rào phế nang giảm hoặc mất.

Các biểu hiện khác:

Vật vã, kích thích, sốt, tím tái, thở nhanh, mạch nhanh, huyết áp tụt, các biểu hiện bệnh lý kèm theo trước đó.

Chẩn đoán hình ảnh

Hình ảnh tăng sáng, không có vân của phổi, nhu mô phổi bị ép lại, khoang liên sườn giãn, đẩy tim và trung thất về bên lành, vòm hoành hạ thấp.

Nếu tràn khí màng phổi ít, chỉ định chụp tư thế thở ra cố, sẽ phát hiện rõ hình ảnh tràn khí màng phổi.

Cần chụp cắt lớp vi tính lồng ngực để phân biệt tràn khí màng phổi với nang phổi hoặc ứ khí phổi nặng trên Xquang, vì nếu ta dẫn lưu nhầm sẽ gây dò phế quản màng phổi.

Điều trị

Điều trị tràn khí màng phổi tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, mức độ và nguyên nhân tràn khí.

Chọc hút khí màng phổi: chỉ định cho các trường hợp:

Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát và thứ phát

Mức độ tràn khí trên 10-20%

Bệnh nhân có khó thở

Dẫn lưu khí màng phổi:

Chỉ định mở màng phổi tối thiểu để dẫn lưu khí màng phổi trong các trường hợp.

Tràn khí màng phổi tái phát, tràn khí cả hai bên, lượng nhiều gây xẹp phổi hoàn toàn.

Tràn khí do chấn thương

Tràn máu tràn khí màng phổi, tràn dịch tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi dai dẳng, hoặc có dò phế quản màng phổi

Chọc hút khí bằng kim không hiệu quả

Tràn khí màng phổi áp lực: cần cấp cứu ngay bằng đặt kim dẫn lưu khí một chiều sau đó đặt đẫn lưu hút liên tục.

Vị trí đặt dẫn lưu màng phổi ở khoang liên sườn II-III đường giữa đòn (nếu dùng trocart) hoặc khoang liên sườn IV đường nách giữa (nếu dùng ống dẫn lưu kiểu Sherwood). Ống dẫn lưu nối với hệ thồng dẫn lưu kín, một chiều, vô trùng, hút liên tục với áp lực trung bình -5cmH20 đến -10cmH20.

Cần chụp Xquang ít nhất 1lần/ngày để theo dõi xem phổi có nở ra không.

Ống dẫn lưu màng phổi lưu đến khi không còn khí thoát ra. Kẹp ống dẫn lưu 12h-24h trước khi rút. Chụp Xquang phổi kiểm tra trước khi rút ống.

Điều trị nguyên nhân gây tràn khí màng phổi:

Gắp dị vật đường thở

Điều trị hen, viêm phổi, điều trị lao theo phác đồ.

Điều trị triệu chứng:

Tư thế bệnh nhân: nằm đầu cao

Thở oxy liên tục, lưu lượng cao

Chống sốc và truỵ tim mạch, nâng huyết áp, trợ tim…

Giảm đau: paracetamol hoặc các thuốc giảm đau khác.

An thần, giảm ho.

Phẫu thuật: chỉ định khi:

Cắt bỏ nang phổi, nang phế quản

Phẫu thuật sửa chữa chấn thương, vết thương

Dẫn lưu sau 1 tuần không kết quả.

Tràn khí màng phổi tái phát sau khi đã gây dính màng phổi.

BÌNH LUẬN

WORDPRESS: 0