NhàNội khoa

Xét nghiệm Androstenedion

Rubella Và Thai Kì
Phác đồ chẩn đoán và điều trị đau nửa đầu (Migraine)
Viêm Mủ Màng Phổi
Bài giảng Suy thận cấp trong thai kỳ hoặc trong thời kỳ hậu sản
Biến chứng nội tiết trong bệnh thalassemia thể nặng

Androstenedion cũng được biết như 4-androstenedion là một hormon steroid gồm 19 carbon được sản xuất tại các tuyến thượng thận và tuyển sinh dục nam và nữ (tinh hoàn và buồng trứng) như một bước trung gian trong Con đường sinh tổng hợp để sản xuất hormon sinh dục nam (testosteron) và các estrogen của nữ (estrone và estradiol) (Hình 1). Androstenedion là một hormon sinh dục nam (androgen) chính thấy trong huyết thanh.

Androstenedion được tế bào gan và mô mỡ chuyển thành estron. Estron là một dạng của estrogen với hoạt lực tương đối thấp, so với estradiol, Ở phụ nữ trước tuổi mãn kinh, nồng độ estron tương đối thấp khi so với nồng độ estradiol. Tuy nhiên, ở trẻ em và phụ nữ sau tuổi mãn kinh, estron là một nguồn estrogen chính. Vì vậy, bởi một lý do nào đó, sản xuất androstenedion tăng lên, trẻ có thể có biểu hiện phát triển giới tinh sớm. Ở phụ nữ sau khi mãn kinh, tăng sản xuất androstenedion có thể gây tình trạng chảy máu, lạc nội mạc tử cung, kích thích buồng trứng và đa nang buồng trứng. Tăng sản xuất androstenedion ở người béo phì có thể gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ và gây các dấu hiệu nữ hóa ở nam giới (Vd: vú to nam giới).

Để phát hiện tình trạng cường androgen ở nữ (chứng nam hóa [virilism] và rậm lông [hirsutism).

Xét nghiệm được thực hiện trên huyết thanh. Yêu cầu BN nhịn ăn trước khi lấy máu XN.

Xét nghiệm cần được làm trước hay sau khi hành kinh 1 tuần. Nên lấy mẫu máu để XN vào thời điểm nồng độ androstenedion huyết tương đạt giá trị đình (vào khoảng 7h sáng).

60 – 260 ng/dL hay 2,1 – 9,1 nmol/L.

Tăng nồng độ androstenedion máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

– Khối u thượng thận.

– Tăng sản tế bào tuyến thượng thận bẩm sinh (congenital adrenal hyperplasia).

Hội chứng Cushing.

-Khối u sản xuất ACTH lạc chỗ.

-Chứng rậm lông ở nữ (hirsutism).

-Khối u buồng trứng.

-Hội chứng Stein-Leventhal (Stein-Leventhal syndrome) hay hội chứng buồng trứng đa nang

-Khối u tinh hoàn.

Giảm nồng độ androstenedion máu.

Các nguyên nhân chính

thường gặp là:

– Giảm chức năng tuyển sinh dục hay giảm hormon sinh dục (hypogonadism).

-Mãn kinh.

-Bệnh Addison.

Dùng các thuốc cản quang là chất đồng vị phóng xạ trong vòng 1 tuần trước khi XN sẽ làm biến đổi kết quả XN.

1. XN không thể thiếu khi làm bilan các trường hợp cường androgen phụ nữ. Khi kết hợp với định lượng testosteron, tăng nồng độ 2 hormon này thường thấy ở các BN bị chứng buồng trứng đa nang.

2. XN hữu ích để chẩn đoán tình trạng rối loạn kinh nguyệt, phát triển giới tính sớm và rối loạn kinh nguyệt sau tuổi mãn kinh.

3. XN hữu ích để theo dõi đáp ứng điều trị với glucocorticoid ở bệnh nhân bị tăng sản tế bào tuyến thượng thận bẩm sinh (congenital adrenal hyperplasia). Điều trị thỏa đáng bằng glucocorticoid giúp đưa nồng độ androstenedion trở lại giá trị bình thường.

Phụ nữ bình thường ở tuổi mãn kinh thường có giảm 50% nồng độ androstenedion huyết thanh do giảm sản xuất của thượng thận.

Nguồn: “Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng” – do PGS.TS Nguyễn Đạt Anh và Dược sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hương biên soạn

Ý KIẾN

BẢNG 0