Trang chủNội khoa

Cơn kịch phát cuồng động nhĩ

Phác đồ chẩn đoán và điều trị Hội chứng Serotonin
Chỉ Định Sinh Thiết Gai Nhau/Chọc Ối
Tương quan giữa giải phẫu và ecg
Nguy cơ đột quỵ và chống chỉ định của tiêu sợi huyết
Xét nghiệm D-Dimer

ĐẠI CƯƠNG

Cơn kịch phát cuồng động nhĩ (CĐN) điển hình là một cơn nhịp nhanh do vòng vào lại có thể gây ra tình trạng rối loạn huyết động hoặc không. CĐN có thể 2/1 với nhịp nhĩ F bằng 280-320 nhịp thất 140-160, hoặc 1/1 với nhịp rất nhanh gây phù phổi cấp, tắc mạch, truỵ mạch.

CHẨN ĐOÁN

Dựa vào điện tâm dồ: Sóng F hình răng cưa dễ thấy ở V1, sóng F âm ở D2, D3, avF.

Nghiệm pháp Valsalva có thể làm bộc lộ sóng F nếu nhịp tim quá nhanh.

XỬ TRÍ

Nguyên tắc chung:

Kiểm soát đáp ứng tần số thất.

Chuyển về nhịp xoang

Duy trì nhịp xoang và phòng ngừa tái phát

Khi cơn kịch phát có rối loạn huyết động:

Nhịp tim trên 150 ck/phút, hoặc dẫn truyền 1/1 sẽ dễ gây ra truỵ mạch, phù phổi cấp, thiếu máu cơ tim cấp.

Cho thở oxy mũi

Heparine 5000-10000 đơn vị tĩnh mạch, sau đó enoxaparine 20mg tĩnh mạch 12 giờ/lần.

Sốc điện rất có hiệu quả (gây mê ngắn, dòng điện 2 pha 50-75j)

Có thể dùng amiodarone hay digoxine như trong rung nhĩ nhưng thường phải chuyển sang sốc điện.

Ibutilide hiện nay được các bác sỹ Mỹ sử dụng có kết quả như sốc điện.

BÌNH LUẬN

WORDPRESS: 0