HomeBài giảng Nội khoa

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh uốn ván

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút C năm 2021
Điều trị lao cột sống
Bài giảng Viêm gan virus C
Liệu pháp oxy kéo dài sau nhiễm trùng COVID-19: Các yếu tố dẫn đến nguy cơ kết cục kém
Chẩn đoán bệnh lao
  • Tác giả: Bệnh viện Bình Dân
  • Chuyên ngành: Truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới
  • Nhà xuất bản:Bệnh viện Bình Dân
  • Năm xuất bản:2020

ĐỊNH NGHĨA:

Bệnh uốn ván là một nhiễm trùng nhiễm độc cấp tính, là do Clostridium tetani gây nên. Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí tiết ra độc tố tetanospasmin,ảnh hưởng đến thần kinh – cơ. Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện: co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là cơ nhai, cơ mắt, cơ gáy và sau đó là cơ thân.

DỊCH TỂ HỌC:

Tác nhân gây bệnh:

Vi trùng uốn ván Clostridium tetani là vi khuẩn Gram dương (Gr+) sinh ra độc tố, phát triển tốt trong môi trường yếm khí, có thể tạo thành bào tử có sức đề kháng cao, chịu đựng nước nóng đun sôi 1-38 độ C, có thể sống nhiều năm ngoài môi trường.

Clostridium tetani có trong đất, cát bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ …, xâm nhập vào các vết thương, vết xây xước phát triển thành ổ nhiễm trùng  gây bệnh uốn ván.

Đường xâm nhập của vi trùng: 

Vết thương da (nhất là vết thương bẩn, dập nát nhiều ngày), vết thương bỏng, vết tiêm chích không bảo đảm vô trùng, các vết mổ kém vô trùng.

Các tổn thương da kéo dài: chân – loét da hoại tử, ung thư da.

Phá thai và đỡ đẻ không vô trùng.

Không tìm thấy ngõ vào (20-30%).

Cảm thụ bệnh:

Tất cả các tuổi đều có thể mắc bệnh, thường gặp nam nhiều hơn nữ.

Sau khi mắc bệnh thường không tạo được miễn dịch bền vững.

Nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh: 

Người làm nông.

Người chăn nuôi gia súc và gia cầm.

Người dọn vệ sinh cống rãnh, chuồng trại.

Công nhân xây dựng các công trình.

Nghiện chích ma túy.

LÂM SÀNG:

Các thời kỳ của bệnh:

Thời kỳ ủ bệnh: Tính từ khi có vết thương đến khi cứng hàm. Trung bình 7 – 14 ngày, ngắn nhất 48 – 72h.

Thời kỳ khởi phát: Tính từ lúc cứng hàm đến khi có cơn co giật đầu tiên , từ 2 – 5 ngày. 

Thời kỳ toàn phát: Từ khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh, 10 – 14

ngày.

Thời kỳ phục hồi: trung bình 3 – 4 tuần.

Các  thể lâm sàng chính: 4 thể

Uốn ván toàn thân: thường gặp nhất

Khởi phát mỏi quai hàm, nhai khó, nuốt khó, nuốt vướng, uống sặc, dần dần hàm cứng (không há lớn được, cơ nhai co cứng nỗi rõ khi nhai. Khi dùng que đè lưỡi ấn hàm không xuống, thì hàm càng gắn chặt hơn (dấu hiệu Trismus).

Giai đoạn toàn phát: 

Xuất hiện co cứng cơ: bắt đầu từ cơ nhai, sau đến cơ mặt, tuần tự đến cơ gáy, cơ lưng, cơ bụng, cơ chi dưới. Cuối cùng mới đến cơ chi trên, hiếm khi co cứng cơ liên sườn. Tùy theo nhóm cơ co cứng nào chiếm ưu thế, bệnh nhân có thể có các tư thế sau: 

Cong ưỡn người ra sau: co cứng cơ phía sau cột sống.

Thẳng cứng cả người như tấm ván: cứng cơ trước và sau cột sống.

Cong người sang một bên: co cứng cơ một bên cột sống.

Gấp người về phía trước: co cứng cơ phía trước cột sống.

Co giật và co thắt: co giật cứng toàn thân tự nhiên hay do kích động bởi va chạm, ánh sáng, tiếng ồn, nguy hiểm nhất là co thắt hầu họng gây khó nuốt, sặc đàm, co thắt thanh quản, dẫn đến tím tái, ngưng thở.

Tỉnh táo, thường không sốt lúc khởi phát.

Uốn ván cục bộ: co cứng cơ khu trú ở vị trí xứng với nơi xâm nhập của vị trùng uốn ván, bệnh thường nhẹ, kéo dài, diễn tiến tự khỏi.

Uốn ván thể đầu: cũng là uốn ván cục bộ, vết thường ở khu đàu mặt cổ, thời gian ủ bệnh ngắn. Có 2 loại biểu hiện:

Thể không liệt: khởi đàu với triệu chứng co thắt vùng hầu họng, lầm bệnh nhân khó nuốt, uống sặc

Thể liệt: thường gặp hơn, liệt mặt ngoại biên, liệt dây thần kinh II, IV, VI.

Uốn ván rốn:

Thời gian ủ bệnh 3 – 5 ngày, tối đa 28 ngày, rốn nhiễm trùng ướt và rụn sớm vào ngày thứ 4.

Biểu hiện: trẻ bỏ bú, nhắm mắt, khóc không ra tiếng rồi không khóc, bụng co cứng, bàn tay nắm chặt, chân co cứng, trẻ thường sốt cao, co giật nhiều, co thắt tím tái, tỉ lệ tử vong 70 – 80% do suy hô hấp, bội nhiễm, suy dinh dưỡng.

CẬN LÂM SÀNG:

Nuôi cấy vi trùng uốn ván và xác đinh đọc lực của vi trùng (bệnh phẩm là dịch vết thương nghi ngờ là ngõ vào, cấy trong môi trường yếm khí). Kết quả thường trễ và cấy vi trùng âm tính cũng không loại được chẩn đoán.

Đo nồng độ kháng thể với độc tố uốn ván trong máu.

CHẨN ĐOÁN:

Chẩn đoán sơ bộ:

Yếu tố dịch tể: có ngõ vào phù hợp với diễn tiến bệnh (20 – 30% ).

Lâm sàng:

Cứng hàm, co cứng cơ, co giật.

Hai đặc điểm đáng chú ý: tỉnh táo, không sốt hoặc sốt nhẹ trong 48 – 72h đầu.

Lưu ý:

Người già: cứng hàm và co giật thường không rõ hay gặp nhất là nuốt nghẹn, nuốt sặc, co thắt vùng hầu họng, thanh quản ứ đọng đàm nhớt nhiều.

Trẻ sơ sinh (uốn rán rốn): trẻ sinh ra khỏe mạnh, bú và khóc bình thường, bệnh xảy ra sau khi sinh từ ngày 3 – 28, bỏ bú – khóc nhiều – không khóc – co giật toàn thân liên tục – thường sốt cao.

Cận lâm sàng: thực tế ít sử dụng.

Chẩn đoán độ nặng:

3 chẩn đoán phân biệt, 4 biến chứng

ĐIỀU TRỊ:

Trung hòa độc tố uốn ván.

Xử trí tốt vết thương.

Điều trị nhiễm trùng.

Điều trị co giật.

Chỉ định mở khí quản.

Điều trị các biến chứng.

Dinh dưỡng

Chăm sóc và theo dỏi

Tham khảo phát đồ điều trị uốn ván bệnh viện Nhiệt Đới (trang 2,3,4).

PHÒNG NGỪA:

Phòng ngừa sau khi bị uốn ván.

Phòng ngừa sau khi bị vết thương.

Tham khảo phác đồ điều trị uốn ván bệnh viện Nhiệt Đới (trang 5).

XỬ LÝ CẤP CỨU TẠI BV BÌNH DÂN:

Do tính chất là bệnh viện chuyên về ngoại khoa, nên khi bệnh nhân đến bệnh viện với các vết thương nông do: trầy xước, vật sắc nhọn, các vật dụng gây thương tích không xác định tính chất, sẽ được xử trí như sau: 

Rửa vết thương.

Khâu vết thương nếu cần, băng bó vết thương .

Test và chích thuốc SAT 1500đv (TDD).

Tư vấn bệnh nhân đi khám bệnh viện nhiệt đới khi có các triệu chứng của uốn ván xuất hiện.

COMMENTS

WORDPRESS: 0