NhàNội khoa

Nhiễm trùng màng bụng trên Bệnh Nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, Lọc màng bụng liên tục ngoại trú

Viêm Xương Tủy Nhiễm Khuẩn
Viêm Khớp Nhiễm Khuẩn
Viêm nội tậm mạc nhiễm trùng
Cấp Cứu Ban Đầu Sốc Nhiễm Khuẩn – BV Bạch Mai
Hướng Dẫn Sử Dụng Kháng Sinh Dự Phòng 2019 – BV Bình Dân

Đại cương

Nhiễm trùng màng bụng là một trong các biến chứng có thể gặp trong quá trình làm lọc màng bụng liên tục ngoại trú. Chẩn đoán thường dễ và điều trị mang lại kết quả tốt nếu phát hiện sớm.

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định

Khi có hai trong các biểu hiện sau:

  • Dịch lọc ra đục và/hoặc đau bụng
  • Bạch cầu trong dịch lọc > 100/mm3, trong đó bạch cầu đa trung tính > 50%
  • Có vi khuẩn trong dịch lọc (nhuộm Gram hoặc cấy).

Chẩn đoán phân biệt dịch lọc đục

Dịch lọc đục không do nhiễm trùng chiếm tỉ lệ khoảng 1% và có thể do các nguyên nhân: fibrin, máu, bạch cầu ái toan, viêm màng bụng do hóa chất, dưỡng trấp (hiếm), ác tính (hiếm), mẫu dịch lọc lấy từ ổ bụng “khô”.

Nhiễm trùng màng bụng cấy (-)

Do kĩ thuật và điều kiện cấy không đúng, lấy mẫu cấy không đúng cách, đã dùng kháng sinh trước, vi trùng mọc chậm (lao…).

Chẩn đoán phân biệt nhiễm trùng màng bụng thứ phát

Bệnh nhân nhiễm trùng màng bụng thứ phát thường có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, choáng kèm bệnh lí nặng trong ổ bụng: thủng tạng rỗng, viêm ruột thừa hoại tử, viêm tụy cấp hoại tử,… Chẩn đoán phân biệt đôi khi khó khăn: chụp phim bụng đứng xác định hơi ổ bụng, dịch lọc như dịch phân gợi ý thủng ruột, xét nghiệm amylase dịch lọc,…

Điều trị nhiễm trùng màng bụng

Điều trị ban đầu, điều trị theo kinh nghiệm khi chưa có kết quả kháng sinh đồ và khi kết quả cấy dịch lọc âm tính

Bảng 1

Điều trị ban đầu: thường 1 – 2 ngày đầu, trước khi có kết quả kháng sinh đồ

C:UsersAdminAppDataLocalTempFineReader12.00mediaimage60.jpeg

 

 

Kết quả cấy là vi trùng Gram dương

Kết quả cấy là vi trùng Gram âm

Nhiễm trùng màng bụng do nấm

Khi nhuộm Gram, soi kính hiển vi hoặc cấy có nấm men hoặc nấm khác:

Rút catheter

Điều trị khởi đầu:

+ Có thể kết hợp amphotericin B và ílucytosine

+ Flucytosine liều đầu 2 g-uống, liều duy trì lg/ngày

+ Fluconazole 200 mg uống ngày đầu, sau đó 50- 100 mg/ngày

Thời gian điều trị tiếp tục: ít nhất 2 tuần sau rút catheter

Điều chỉnh thuốc kháng nấm khi có kết quả cấy

Nhiễm trùng màng bụng do Mycobacteria

  • Mycobacterium tuberculosis:

Kết hợp 4 thuốc: Rifampicin, isoniazid dùng 12-18 tháng

Pyrazinamide, oiloxacin dùng 2 tháng 4

Thêm pyridoxine 50-100 mg/ngày (giảm độc thần kinh do isoniazid)

Nếu điều trị không đáp ứng sau 2 tuần -> xem xét rút catheter

  • Non-tuberculous mycobacteria: dựa theo kháng sinh đồ.

Chỉ định rút catheter

  • Nhiễm trùng màng bụng do nấm
  • Nhiễm trùng màng bụng kháng trị (không đáp ứng điều trị kháng sinh thích hợp sau 5 ngày)
  • Nhiễm trùng màng bụng tái phát hơn 3 lần .
  • Nhiễm trùng đường hầm và lối ra kháng trị
  • Xem xét rút catheter nếu không đáp ứng điều trị:

Nhiễm trùng màng bụng do vi trùng lao (sau 2 tuần điều trị)

Nhiễm trùng màng bụng do nhiều loại vi trùng đường một.

Liều kháng sinh dùng trong nhiễm trùng màng bụng

Tài liệu tham khảo

1.Handbook of Peritoneal Dialysis, 2010. Chapter II: Iníectious complications; pp. 95-117.

2.ISPD peritonitis recommendations: 2016 update on prevention and treatment