Trang chủNội khoa

Phẫu Thuật Làm Lại Tầng Sinh Môn Và Khâu Cơ Võng Do Rách Phức Tạp

Tiếp cận chẩn đoán và điều trị suy giáp cận lâm sàng
Biến chứng của lọc màng bụng: Các biến chứng không nhiễm trùng
Phân biệt giữa tổn thương phổi cấp liên quan truyền máu với quá tải tuần hoàn kết hợp với truyền máu
Hôn Mê Do Suy Chức Năng Tuyến Giáp
Phác đồ chẩn đoán và điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Đại cương

Phẫu thuật làm lại tầng sinh môn và cơ vòng hậu môn là phương pháp khâu phục hồi tầng sinh môn và cơ vòng hậu môn theo đúng giải phẫu đã bị rách trong cuộc đẻ.

Chỉ định

Chấn thương tầng sinh môn phức tạp trong đó có rách cơ vòng hậu môn.

Chống chỉ định

Không có chống chỉ định

Chuẩn bị

Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa phụ sản có kinh nghiệm

Phương tiện

Bộ phẫu thuật phụ khoa, kim chỉ tốt

Người bệnh

Khám kỹ để phát hiện các tổn thương ở tầng sinh môn và cơ vòng hậu môn

Hồ sơ bệnh án

Bệnh án sản khoa theo quy định, có khám lâm sàng và xét nghiệm.

Các bước tiến hành

Thì 1: rạch da

Dùng dao rạch vòng cung phía trên đường ranh giới giữa hậu môn và âm đạo khoảng 15-25 mm, từ hai mép bên rạch thẳng vào âm đạo tạo thành hình thang, đỉnh tròn.

Mép phải và trái đường rạch xuống gần mặt bên hậu môn để có thể tách vào hố bên hậu môn tìm hai đầu cơ bị đứt cửa cơ vòng hậu môn.

Thì 2: bóc tách mảnh niêm mạc âm đạo đến mặt trước cơ nâng hậu môn ở phía trên và đầu đứt của vòng hậu môn phía dưới,

Thì 3: khâu cơ vòng hậu môn bằng hai mũi chỉ catgut crôm hoặc chỉ vicryl hình chữ u.

Thì 4: cắt mảnh niêm mạc âm đạo và khâu tầng sinh môn sau

Khâu bờ trong và sâu của hai bó cơ nâng hậu môn bằng chỉ không tiêu

Khâu niêm mạc âm đạo từ trên xuống bằng chỉ vicryl mũi rời.

Khâu tổ chức dưới da và cân tầng sinh môn bằng chỉ vicryl số 2.0

Mũi khâu tăng cường cuối cùng bằng chỉ vicryl xuyên từ da qua tổ chức dưới da đến hai đầu cơ vòng bị đứt, sẽ làm tăng độ chắc của cơ vòng hậu môn.

Theo dõi

Giống như theo dõi các trường hợp  mổ sản phụ khoa khác ở đáy chậu và tầng sinh  môn

Tai biến và xử trí

Khối máu tụ và chảy máu khi bóc tách niêm mạc âm đạo: lấy hết khối máu tụ và cầm máu kỹ.

Nhiễm trùng vết mổ: Cho kháng sinh, sát trùng âm đạo hàng ngày.

BÌNH LUẬN

WORDPRESS: 0