Trang chủNội khoa

Triệu chứng học cột sống

Phân biệt cổ trướng trong 1 số bệnh thường gặp
Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp: 5 loại phác đồ phổ biến
Suy chức năng tuyến yên
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh ấu trùng sán dây lợn
Sử dụng thông khí giải phóng áp lực đường thở như một chiến lược cứu hộ ở bệnh nhân COVID-19

Triệu chứng học thoát vị đĩa đệm.

Hội chứng cột sống.

Triệu chứng cơ năng:                                

BN đau cột sống với tính chất đau âm ỉ (dull pain), lan toả hay đau cấp (acute pain) sau một gắng sức như gánh nặng, bước hụt, có khi chỉ là một cử động rất bình thường như xoay nhẹ người, kéo một vật gì đó sẽ làm BN đau ngay. Có khi đau đến mức BN phải bỏ việc, ngồi xuống hay nằm lại.

Đau tăng lên khi ho hắt hơi, khi cử động (lý do là tăng áp lực nội tuỷ như trên đã trình bày).

Đau có thể khu trú, có thể lan ra ở thắt lưng xuống dưới (đùi, bìu, cẳng chân, bàn chân).

Triệu chứng thực thể:

Co cứng cơ cạnh sống.

Vẹo cột sống từ ít đến nhiều.

BN không thể làm nghiệm pháp ngón tay hạ chạm mặt đất trong tư thế cúi thẳng gối (dấu hiệu Schober (+): 10/10, 11/10, 12/10).

Làm động tác khác như nghiêng phải, nghiêng trái, ưỡn ngửa đều đau, thường BN rất khó thực hiện các động tác trên.

Hội chứng rẽ thần kinh.

Triệu chứng cơ năng:

Đau dọc thần kinh hông to với tính chất đau âm ỉ, đau rát bỏng hoặc đau buốt, nhức nhối ở bắp chân, bàn chân. Có BN đau quá mức (hyperalgie), khóc, bi quan, chán nản, thậm chí muốn chết, không thể có thuốc nào chữa ổn. BN có những tư thế chống đau đặc biệt như chỉ đứng, không ngồi, không nằm; hoặc chỉ ngồi, không nằm, không đứng; quỳ xuống khi ăn cơm hoặc chỉ nằm nghiêng co không thể nằm thẳng được.

Dị cảm ở bắp chân, ở tầng sinh môn.

Có BN bị tê bì, khó đái, khó ỉa nếu TVĐĐ thể trung tâm đè ép mạnh vào đuôi ngựa hoặc viêm dính kéo dài do TVĐĐ để quá lâu. Hoặc TVĐĐ thể giả u chèn ép đuôi ngựa như một khối u, nhất là TVĐĐ ở thắt lưng cao D12-L1; L1-L2.

Triệu chứng thực thể:

Rối loạn vận động các cơ thần kinh hông to chi phối từ mức độ nhẹ đến bại yếu, liệt nhóm cơ, đi lại khó khăn, phải nghỉ cách hồi khi đi xa.

Rối loạn phản xạ gân xương, đa số là giảm phản xạ gân xương (phản xạ gân cơ tứ đầu, phản xạ gân gót), cá biệt có trường hợp tăng phản xạ gân xương bênh bệnh lý. Có thể do thần kinh bị kích thích do viêm dính hoặc dùng nhiều thuốc tăng dẫn truyền (strychnin, nivalin).

Rối loạn cảm giác: vùng do thần kinh chi phối thường là giảm cảm giác so với bên lành (thường khám cảm giác nông).

Rối loạn dinh dưỡng: teo cơ, nhẽo cơ bắp chân, cơ đùi so với bên lành. Nhìn có thể thấy da chân bên bệnh tím tái hơn bên lành, sờ vào lạnh hơn bên lành.

Các nghiệm pháp: căng dây thần kinh (Lasegue) và ấn thần kinh (Valeix) dây thần kinh hông to dương tính rõ.

Dấu hiệu bấm chuông dương tính: ấn khe khớp hoặc cạnh sống đĩa đệm bệnh lý thấy đau dọc xuống dưới theo đường thần kinh hông to.

Đo điện thần kinh cơ so với bên lành thấy biểu hiện bệnh lý rõ.

Hội chứng đuôi ngựa.

Thoát vị đĩa đệm thể giả u (hay gặp nhất): sau khi thoát khỏi bao sợi, đĩa đệm đè ép như một khối u, trên lâm sàng có hội chứng đuôi ngựa đủ hay thiếu, X quang thấy nghẽn tắc hoàn toàn cột thuốc, dịch não tuỷ có albumin tăng, phân ly albumin tế bào.

Theo Mark S.Greenberg, MD có 3 kiểu xuất hiện hội chứng đuôi ngựa như sau:

Hội chứng đuôi ngựa xuất hiện đột ngột, không liên quan với đau lưng từ trước.

Trong tiền sử đã có đau thắt lưng tái diễn và đau thần kinh hông, cuối cùng xuất hiện hội chứng đuôi ngựa.

BN có biểu hiện đau thắt lưng và đau dây thần kinh hông to 2 bên, sau đó tăng dần thành hội chứng đuôi ngựa.

Theo nhiều tác giả chia ra 3 nhóm hộ chứng đuôi ngựa:

Loại 1 (hội chứng đuôi ngựa trên): liệt ngoại vi toàn bộ 2 chân, rối loạn cảm giác 2 chân từ nếp bẹn trở xuống, rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi. Thế này ít gặp vì xảy ra TVĐĐ ở cao (L1-L2; L2-L3).

Loại 2 (hội chứng đuôi ngựa giữa): thường gặp do TVĐĐ L3-L4 và L4-L5. Liệt gấp cẳng chân và liệt các động tác khác của bàn chân. Mất cảm giác toàn bộ ngón chân, bàn chân, mặt sau đùi và mông, rối loạn cơ vòng kiểu ngoại vi.

Loại 3 (hội chứng đuôi ngựa dưới): do TVĐĐ L5-S1, rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, rối loạn cảm giác vùng đáy chậu. Không có liệt hoặc chỉ liệt một số động tác của bàn chân (rễ L5, S1, S2).

Triệu chứng học chấn thương cột sống-tuỷ sống.

Triệu chứng lâm sàng CTCS  không có tổn thương tuỷ.

Đau: Đau khu trú chủ yếu ở đốt sống bị tổn thương. ấn dọc gai sau sẽ thấy điểm đau chói.

Hạn chế vận động cột sống.

Biến dạng cột sống: Đốt sống bị tổn thương biến dạng hơi gồ ra sau. Nếu tổn thương cột sống cổ có thể thấy cổ như ngắn lại, nghiêng một bên, hạn chế vận động đốt sống cổ.

Triệu  chứng lâm sàng CTCS có tổn thương tuỷ.

Triệu  chứng toàn thân:

Rối loạn ý thức: Biểu hiện bằng choáng váng hoặc mất ý thức ngắn gặp chủ yếu trong các tổn thương cột sống và tuỷ sống cổ từ C1- C5, rất hiếm gặp trong trong  chấn thương CS- TS ngực thấp hoặc thắt lưng.

Hô hấp: Rối loạn hô hấp( RLHH)  gặp chủ yếu trong chấn thương CS- TS cổ ( từ C1- Cv) do ảnh hưởng trực tiếp tới trung  khu hô hấp ở hành tuỷ và nhân vận động dây thần kinh hoành. Biểu hiện của RLHH l khó thở, nhịp thở chậm, nặng có thể tử vong ngay sau khi chấn thương.

Tim mạch: Trong tổn thương tuỷ cổ cao có thể ngừng tim ngay sau khi chấn thương. Mạch thường  chậm 50- 60lần/ phút. Huyết áp giảm 90/60 mmHg.

Thân nhiệt: tổn thương CS-TS cổ cao ở vài ngày đầu sau chấn thương có thể thấy nhiệt độ cơ thể giảm thấp từ 35- 36c( do  rối loạn trung tâm vận mạch, trung khu điều hoà thân nhiệt).

Triệu  chứng thần kinh:

Trong giai đoạn sốc tuỷ(Spinal shock) biểu hiện lâm sàng của tổn thương tuỷ là mật vận động vơi biểu hiện liệt mềm, mất toàn bộ các loại phản xạ, cảm giác từ chỗ tổn thương trở xuống. Rối loạn co thắt với biểu hiện bí tiểu tiện và đại tiện.

Hết giai đoạn sốc tuỷ, các chức phận của tuỷ hồi phục khi đó mới rõ là liệt tuỷ trung ương  hay ngoại vi.

Triệu chứng định khu của tổn thương CS- TS nhận thấy như sau:

Tổn thương CS- TS cổ cao( C1- C4) : là tổn thương nặng, có thể tử vong ngay hoặc vài ngày sau chấn thương.

Giai đoạn sốc tuỷ: liệt mềm tứ chi. Rối loạn nghiêm trọng chức phận sống với biểu hiện RLHH và tim mạch. Có thể xuất hiện triệu chứng hành tuỷ( do phù tuỷ) : nấc, nói khó, nuốt khó, đồng tử không đều, có trường hợp không hội tụ được nhãn cầu.

Giai đoạn sốc tuỷ: Liệt trung ương tứ chi, tăng trương lực cơ, tăng phản xạ gân xương, phản xạ bệnh lý bó tháp, tự động tuỷ.

Tổn thương CS- TS ( Cv- D1) :

Giai đoạn sốc tuỷ: Liệt mềm tứ chi. Đa số trường hợp không hoàn toàn 2 tay. Rối loạn hô hấp, tim mạch nhẹ hơn. Trong trường hợp tổn thương nửa tuỷ sẽ xuất hiện hội chứng Brow- Sequard.

Giai đoạn sau sốc tuỷ: Liệt  ngoại vi hai tay, liệt trung ương hai chân.

Tổn thương CS- TS DII- DX

Giai đoạn sốc tuỷ: liệt mềm hai chân. Mất toàn bộ cảm giác từ chỗ tổn thương trở xuống.

Giai đoạn sau sốc tuỷ: Liệt trung ương hai chân.

Tổn thương CS- TS từ DXI- LI:

Giai đoạn sốc tuỷ: Liệt mềm hai chân, mất cảm giác đau ngang nếp bẹn.

Giai đoạn sau sốc tuỷ: Liệt ngoại vi hai chân, hai chân teo nhanh.

Rối loạn tiểu tiện: Đái dầm cách hồi hay còn gọi là tiểu tiện ngoài ý  muốn( Incontinentio intermittens), hoặc bí đái nghịch thường(Ischuria paradoxa).

Tổn thương cột sống tuỷ sống từ L2- S1: Biểu hiện lâm sàng bằng hội chứng đuôi ngựa( Cauda equina).

Hội chứng đuôi ngựa  hoàn toàn: Liệt ngoại vi hai chân. Hai chân teo nhanh. Mất cảm giác từ nếp bẹn và vùng đáy  chậu.

Hội chứng đuôi ngựa không hoàn toàn: Liệt ngoại vi không hoàn toàn hai chân. Liệt nặng ở bàn chân. Mất cảm giác xung quanh hậu môn và sinh dục.

BÌNH LUẬN

WORDPRESS: 0