Trang chủNội khoa

Viêm phổi nặng do vi khuẩn tại cộng đồng

Rút ngắn thời gian cửa sổ-bóng và thời gian cửa sổ-kim
Tóm tắt khuyến cáo của ADA 2022 trong điều trị đái tháo đường
Các loại dịch trong hồi sức
Hưỡng dẫn chẫn đoán và điều trị tràn dịch màng phổi do lao – Bộ Y tế
Khuyến cáo về kê đơn thuốc giảm cân ở bệnh nhân tiểu đường

ĐẠI CƯƠNG

Định nghĩa: là bệnh lý nhiễm khuẩn của nhu mô phổi, gây ra tình trạng viêm các phế nang, tiểu phế quản và tổ chức kẽ của phổi, do căn nguyên vi khuẩn, xảy ra tại cộng đồng.

Tần số thở là một trong các dấu hiệu quan trọng nhất để đánh giá tình trạng nặng của bệnh.

Cần đánh giá đầy đủ các yếu tố tiên lượng nặng để định hướng xử trí cho phù hợp.

NGUYÊN NHÂN

Phân loại theo chủng vi khuẩn gây bệnh thường gặp

Vi khuẩn điển hình

Cầu khuẩn gram dương: Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Enterococcus faecalis, Enterococcus faecium.

Song cầu gram âm: Moraxella  catarrhalis.

Trực khuẩn gram âm: Hemophillus influenzae, Klebsiella pneumoniae,

Enterobacteriacae, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli. b) Vi khuẩn không điển hình

Legionella pneumophilia.

Mycoplasma pneumoniae.

Chlamydia pneumoniae, Chlamydia psittaci.

Theo cơ địa người bệnh

Nghiện rượu: Streptococcus pneumoniae, vi khuẩn gram âm (Klebsiella pneumoniae), vi khuẩn kỵ khí.

Vệ sinh răng miệng kém: vi khuẩn kỵ khí.

Đang có dịch cúm hoạt động tại địa phương: Streptococcus pneumonia, Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes, Hemophillus influenzae.

Vùng đang lưu hành dịch hội chứng hô hấp và sinh sản ở lợn: Streptococcus suis (liên cầu lợn).

Tiếp xúc với gia cầm, chim: Chlamydia psittaci(ngoài căn nguyên hay gặp là cúm A, cúm B).

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Streptococcus pneumoniae, Hemophillus influenzae, Moraxella catarrhalis, Legionella.

Giãn phế quản, xơ phổi: Pseudomonas aeruginosa, Burkholderia cepacia, Staphylococcus aureus.

Viêm phổi ở bệnh nhân đuối nước ngọt hoặc hít phải bùn đất : Pseudomonas pseudomallei ( c n gọi là vi khuẩn withmore ) – Ghép tạng, suy thận: Legionella.

TRIỆU CHỨNG

Lâm sàng

Ho.

Khó thở.

Sốt, có thể rét run.

Khạc đờm đục, số lượng nhiều.

Đau ngực tăng khi hít vào.

Khám phổi: thở nhanh, hội chứng đông đặc, nghe có ran nổ, ran ẩm, tiếng thổi ống… tại vùng tổn thương.

Các triệu chứng nặng: nhịp tim nhanh, tím, co kéo cơ hô hấp, rối loạn ý thức, rối loạn huyết động.

Cận lâm sàng

X quang phổi thẳng, nghiêng

Hình ảnh tổn thương thâm nhiễm mới thành đám mờ trắng hoặc những nốt mờ tập trung ở một vùng của phổi; có thể thấy hình ảnh tràn dịch hay tràn khí màng phổi.

Công thức máu

Bạch cầu máu tăng cao > 10G/l hoặc < 4G/l.

Xét nghiệm đờm

Nhuộm soi: có thể thấy bạch cầu đa nhân trung tính, tế bào biểu mô, vi khuẩn.

Cấy định danh vi khuẩn gây bệnh.

Cấy máu

2 mẫu trước khi điều trị kháng sinh.

Xét nghiệm khí máu động mạch

Đánh giá tình trạng thông khí, oxy hóa máu, thăng bằng toan kiềm, lactat máu.

Tăng protein C phản ứng (CRP), procalcitonin.
Nội soi phế quản (nếu cần)

Để đánh giá tổn thương, lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm nuôi cấy, mô bệnh học, hoặc phục vụ mục đích điều trị.

Một số xét nghiệm khác (tùy theo khả năng sẵn có của cơ sở y tế)

Huyết thanh chẩn đoán Mycoplasma, Chlamydia; xét nghiệm nước tiểu chẩn đoán nhiễm

Legionella.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng

Người bệnh có các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng như đã trình bày ở phần 3.

Được làm xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn trong v ng 48 giờ nhập viện, kết quả xét nghiệm lần đầu tiên dương tính, và

Không có các yếu tố nguy cơ bị viêm phổi liên quan đến cơ sở chăm sóc y tế.

Tiêu chuẩn để chẩn đoán viêm phổi mắc phải từ cộng đồng mức độ nặng, và tiêu chuẩn nhập viện vào khoa Hồi sức tích cực (khuyến cáo của Hiệp hội các bệnh nhiễm trùng Hoa Kỳ-IDSA, và Hiệp hội lồng ngực Hoa Kỳ-ATS năm 2007):

Tiêu chuẩn chính:

Cần thở máy.

Sốc nhiễm khuẩn và cần dùng thuốc vận mạch.

Tiêu chuẩn phụ:

Tần số thở≥ 30 lần/phút.

Tỷ lệ PaO2 /iO2 ≤ 250.

Tổn thương lan rộng nhiều thùy phổi.

Tình trạng lú lẫn, mất định hướng.

Tăng ure máu (ure máu >7mmol/L).

Giảm bạch cầu do nhiễm trùng (BC hạt < 4000/mm3).

Giảm tiểu cầu (sốlượng tiểu cầu < 100 000/mm3).

Hạ thân nhiệt (nhiệt độ trung tâm < 36oC).

Tụt HA đòi hỏi phải tiến hành hồi sức truyền dịch tích cực.

Khi người bệnh có ít nhất 1 tiêu chuẩn chính hoặc 3 tiêu chuẩn phụ cần được khuyến cáo nhập viện vào khoa Hồi sức tích cực.Vì vậy, việc theo dõi bệnh nhân liên tục để phát hiện sớm những dấu hiệu nặng lên là quan trọng nhất.

Chẩn đoán phân biệt

Viêm phổi liên quan đến các cơ sở chăm sóc y tế.

Viêm phổi không do vi khuẩn: do virut, nấm, ký sinh trùng.

Lao phổi.

Viêm phế quản.

Viêm đường hô hấp trên.

Nhồi máu phổi.

Tràn dịch màng phổi.

Bệnh lý các khối u phổi-phế quản.

Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan.

Bệnh tạo u hạt Wegener

Chẩn đoán nguyên nhân

Cần hỏi bệnh kỹ và làm các xét nghiệm cần thiết để có đầy đủ thông tin về cơ địa người bệnh (bệnh phổi mạn tính, suy thận, ghép tạng, nghiện rượu, yếu tố dịch tễ…).

Làm đủ các xét nghiệm vi sinh giúp phân lập vi khuẩn gây bệnh.

Lưu ý các yếu tố nguy cơ gợi ý nguyên nhân viêm phổi do trực khuẩn mủ xanh:

Bệnh lý liên quan đến cấu trúc phổi (giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính …).

Mới được điều trị kháng sinh trong thời gian gần đây.

Gần đây có nằm điều trị nội trú trong bệnh viện.

Suy dinh dưỡng.

Điều trịcorticoid dài ngày, cơ địa suy giảm miễn dịch.

Chẩn đoán mức độ nặng

Theo cơ địa người bệnh

Tuổi > 75.

Bệnh lý kèm theo:

Các khối u ác tính.

Suy hô hấp mạn tính.

Bệnh lý tim mạch.

Đái tháo đường.

Bệnh lý thần kinh (ảnh hưởng đến cơ hô hấp hoặc có tình trạng rối loạn nuốt).

Suy thận.

Hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm.

Suy giảm miễn dịch.

Nghiện rượu.

Sau đợt nhiễm virus, hoặc mới đây được chẩn đoán và điều trị viêm phổi.

Các triệu chứng của tình trạng suy hô hấp nặng

Rối loạn ý thức.

Nhịp tim >110 lần/phút.

Nhiệt độ<350C hoặc >400C.

Thở nhanh > 30 lần/phút ở người lớn ( trẻ em theo lứa tuổi).

Tím.

Thiểu niệu.

Huyết áp < 90/60mmHg.

SaO2  < 90% hoặc PaO2< 60mmHg.

Viêm phổi nặng gây nhiễm khuẩn nặng – sốc nhiễm khuẩn: (xem Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí sốc nhiễm khuẩn).

XỬ TRÍ

Nguyên tắc xử trí

Điều trị kháng sinh sớm (trong vòng 6 giờ đầu sau khi nhập viện), ngay sau khi lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm (cấy đờm, cấy dịch phế quản, cấy máu…)

Lựa chọn kháng sinh thích hợp (dựa trên lứa tuổi, cơ địa, mức độ nặng của bệnh), đảm bảo dùng kháng sinh đúng và đủ liều.

Viêm phổi nặng do vi khuẩn mắc phải tại cộng đồng phải được điều trị và theo dõi sát tại khoa Hồi sức.

Người bệnh có dấu hiệu suy hô hấp nặng và nguy kịch cần được hỗ trợ thở máy (không xâm nhập hoặc xâm nhập).

Kết hợp với các biện pháp truyền dịch bù nước và điện giải, đảm bảo dinh dưỡng và các điều trị triệu chứng khác.

Cần phát hiện sớm các biến chứng để có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Xử trí ban đầu và vận chuyển cấp cứu

Các trường hợp viêm phổi nặng do vi khuẩn mắc phải tại cộng đồng cần được vận chuyển sớm và an toàn đến các khoa Hồi sức cấp cứu để được điều trị và theo dõi sát.

Trước khi vận chuyển đến khác khoa Hồi sức hay các bệnh viện khác, phải chỉ định kháng sinh theo kinh nghiệm liều đầu tiên (dựa trên cơ địa người bệnh và định hướng sơ bộ trên lâm sàng), và ghi rõ tên, liều kháng sinh đã dùng vào tóm tắt bệnh án chuyển viện (hoặc giấy chuyển viện). Ngoài ra, cần đánh giá mức độ suy hô hấp để chỉ định oxy liệu pháp, hoặc thông khí hỗ trợ (xâm nhập hoặc không xâm nhập) kịp thời.

Phải đảm bảo mạch, huyết áp và tình trạng hô hấp ổn định trong quá trình vận chuyển (dịch truyền, oxy liệu pháp hoặc thông khí hỗ trợ).

Xử trí tại bệnh viện

Điều trị kháng sinh

Không có nguy cơ nhiễm trùng do trực khuẩn mủ xanh:

Cephalosporin thế hệ 3 (ceftriaxon 1-2g/ngày; cefotaxim 1-2g mỗi 6-8giờ) kết hợp với fluoroquinolone kháng phế cầu (levofloxacin 500mg/ngày; gatifloxacin 400mg/ngày; moxifloxacin 400mg/ngày) hoặc macrolid (azithromycin 500mg/ngày; erythromycin 500mg mỗi 6giờ; clarithromycin 500mg mỗi 12giờ).

Hoặc Betalactam + chất ức chế men betalactamase (ampicillin/sulbactam 1,53g mỗi 6giờ; amoxicillin/a.clavulanic) kết hợp với fluoroquinolone kháng phế cầu hoặc macrolid.

Nguy cơ nhiễm trùng do trực khuẩn mủ xanh:

Betalactam kháng trực khuẩn mủ xanh kết hợp với aminoglycosid, kết hợp với fluoroquinolone kháng phế cầu hoặc macrolid.

Hoặc Betalactam kháng trực khuẩn mủ xanh (cefepim 1-2g mỗi 12giờ; piperacillin/tazobactam; imipenem; meropenem) kết hợp với ciprofloxacin.

Nếu nghi ngờ do các củng vi khuẩn sinh men betalactamase phổ rộng thì dùng ngay nhóm Carbapenem ( imipenem, meropenem..)

Nếu nghi ngờ nhiễm trùng do Staphylococcus kháng methicillin: thêm Vancomycin hoặc Teicoplanin kết hợp linezolid.

Viêm phổi do hít hoặc viêm phổi do vi khuẩn kỵ khí: betalactam + chất ức chế men betalactamase hoặc clindamycin.

Viêm phổi do hít phải nước ngọt hoặc bùn đất : nhóm Ceftazidim có thể xem xét kết hợp với Chloramphenicol, Doxycycline, Cotrimazole

Thời gian điều trị kháng sinh:

Viêm phổi do các vi khuẩn điển hình thường gặp: 7-10ngày

Do vi khuẩn không điển hình (Chlamydia, Legionella, Mycoplasma): 14 ngày.

Viêm phổi do trực khuẩn mủ xanh: điều trị ít nhất 10-14 ngày.

Người bệnh dùng corticoid lâu ngày cần kéo dài thời gian điều trị kháng sinh (14 ngày hoặc lâu hơn).

Các biện pháp hồi sức

Điều trị suy hô hấp (xem thêm Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí Suy hô hấp cấp).

Tư thế người bệnh: đầu cao 30 – 45 độ (nếu không tụt huyết áp).

Ôxy liệu pháp: sao cho SpO2> 92% hoặc PaO2> 65mmHg.

Thở máy không xâm nhập: khi ôxy liệu pháp không kết quả.

Thở máy xâm nhập qua ống nội khí quản: khi người bệnh suy hô hấp nặng, có chống chỉđịnh hoặc không đáp ứng với thở máy không xâm nhập.

Tình trạng nhiễm khuẩn nặng-sốc nhiễm khuẩn:

(xem Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốc nhiễm khuẩn)

Các biện pháp khác

Cân nhắc soi hút phế quản nếu có chỉ định.

Điều chỉnh cân bằng dịch vào – ra và các rối loạn điện giải.

Các biện pháp vật lý trị liệu hô hấp.

Dinh dưỡng đủ cho người bệnh.

Theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn.

Điều trị phòng huyết khối tĩnh mạch sâu và viêm loét dạ dày do stress.

TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

Tiên lượng

Tiên lượng nặng khi

Tuổi cao.

Nhiều bệnh lý kết hợp.

Cơ địa nghiện rượu, suy giảm miễn dịch, sử dụng corticoid dài ngày…

Viêm phổi nhiều thùy.

Tình trạng bệnh nặng ngay từđầu.

Đáp ứng kém hoặc không đáp ứng sau 3 ngày điều trị.

Có biến chứng nặng: nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm khuẩn, ARDS…

Biến chứng

Biến chứng tại phổi

Bệnh có thể lan rộng ra hai hoặc nhiều thùy phổi, người bệnh khó thở nhiều hơn, tím môi, mạch nhanh, người bệnh có thể tử vong trong tình trạng suy hô hấp, sốc nhiễm trùng.

Xẹp một thuỳ phổi: do cục đờm đặc quánh gây tắc phế quản.

Áp xe phổi: rất thường gặp, do dùng kháng sinh muộn, không đúng hoặc không đủ liều, người bệnh sốt dai dẳng, khạc nhiều đờm có mủ. Chụp X quang phổi có thể thấy hình ảnh ổ áp xe (hình hang với mức nước, mức hơi). b) Biến chứng trong lồng ngực

Tràn khí màng phổi, trung thất: thường do nguyên nhân tụ cầu.

Tràn dịch màng phổi: viêm phổi gây tràn dịch màng phổi, dịch vàng chanh, thường do phế cầu khuẩn.

Tràn mủ màng phổi: người bệnh sốt dai dẳng, chọc dò màng phổi có mủ, thường xảy ra trong trường hợp viêm phổi màng phổi, hoặc do chọc dò màng phổi gây bội nhiễm.

Biến chứng ngoài phổi

Viêm màng ngoài tim: triệu chứng đau vùng trước tim, nghe có tiếng cọ màng tim, thường là viêm màng ngoài tim có mủ. c) Biến chứng xa

Viêm nội tâm mạc cấp tính do phế cầu: biến chứng này hiếm gặp, người bệnh có cơn sốt rét run, lách to.

Viêm khớp do phế cầu: gặp ở người trẻ tuổi, thường chỉ bị một khớp sưng, đỏ, nóng, đau.

Viêm màng não do phế cầu: là biến chứng hiếm gặp, dịch não tuỷ có bạch cầu đa nhân, glucose trong dịch não tủy giảm, chẩn đoán vi sinh bằng nhuộm soi và cấy dịch não tủy.

Viêm phúc mạc: thường gặp ở trẻ em.

Sốc nhiễm trùng: rất hay gặp ở người bệnh nghiện rượu.

PHÒNG BỆNH

Vệ sinh răng miệng đầy đủ.

Tiêm phòng vacxin cúm và phế cầu, đặc biệt với người bệnh có cơ địa suy giảm miễn dịch, bệnh lý có tổn thương cấu trúc phổi.

Người bệnh mắc các bệnh lý nội khoa mạn tính nặng hoặc có nguy cơ suy giảm miễn dịch cần được tư vấn kế hoạch tiêm phòng cũng như biện pháp phòng tránh các bệnh lây qua đường hô hấp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu. (2011), “Viêm phổi nặng do vi khuẩn tại cộng đồng”, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Tr 89-102.

Ngô Quý Châu, Nguyễn Thanh Thủy. (2011), “Đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn học của viêm phổi mắc phải cộng đồng”, Tạp chí nghiên cứu y học73 (2). Trường Đại học Y Hà Nội.

Vũ Văn Đính, Nguyễn Thị Dụ. (2000), “Viêm phổi”, Cẩm nang cấp cứu. Nhà xuất bản Y học, Tr. 149-53.

Nguyễn Thanh Hồi (2003). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn học của viêm phổi mắc phải cộng đồng do vi khuẩn hiếu khí điều trị tại khoa hô hấp – bệnh viện Bạch Mai. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện. Trường Đại học Y Hà Nội.

Halm E.A., Teirstein A.S. (2002), “Management of Community-Acquired Pneumonia”, New England Journal Medicine, Pp. 2039-45.

Kollef M.H., Isakow W. (2012), “Community-Acquired Pneumonia”, The Washington Manual of Critical Care. second edition.

Niederman M.S. (2005), “Community-Acquired Pneumonia”, Texbook of Critical Care, Pp. 647-61.

Slazados J.E.  (2007), “Pneumonia in Aldults”. Saunders Manual of Critical Care, Pp. 37-41.

Winshall J.S., Lederman R.J. (2006), “Community-Acquired Pneumonia”, Tarascon Internal Medicin & Critical Care Pocketbook. Fourth Edition, Pp. 93-5

BÌNH LUẬN

WORDPRESS: 0