TRANSAMINASE (ALAT HAY ALT VÀ ASAT HAY AST)
(Transaminases sériques: ALAT[GPT], ASAT[GOT] / Alanine Aminotransferase [alt], Serum Glutamic Pyruvic Transaminase [SGPT]; Aspartate Aminotransferase [AST], Serum Glutamic Oxaloacetic transaminase [SGOT])
NHẮC LẠI SINH LÝ
Transaminases là các enzym trong tế bào có vai trò cơ bản là chuyển nhóm NH2 của một axit amin (alanin hay axit aspartic) tới một axit cetonic (axit alpha – cetoglutaric). Vì vậy người ta tách biệt:
- Các AST hay ASAT:Aspartate Aminotransferase (đồng nghĩa GOT: Glutamat Oxaloacetic Transaminase). Các enzym này xúc tác phản ứng: L – Aspartat + α Oxoglutamat ↔Oxaloacetat + L – Glutamat. Các AST (hay ASAT) có trong bào tương (cytoplasme) cũng trong như ty lạp thể và được thấy chủ yếu trong tế bào của các cơ quan sau (theo trình tự giảm dần):
– Tim.
– Gan.
– Cơ xương.
– Tụy tạng.
– Hồng cầu.
– Tiểu cầu.
AST được giải phóng vào vòng tuần hoàn sau khi xảy ra tình trạng tổn thương hay chết của các tế bào chứa enzym này. Các AST có thời gian bán hủy trong máu là 17h.
- Các ALT hay ALAT: Alanine Aminotransferase (đồng nghĩa GOT: Glutamat Pyrusvat Transaminase). Enzym này xúc tác phản ứng: L – alanin + α Oxogluta↔Pyrusvat + α – Glutamat. Các ALT có thời gian bán hủy trong máu là 47h. Chúng có mặt duy nhất ttrong bào tương của các tế bào và được thấy chủ yếu trong các cơ quan sau (theo trình tự giảm dần):
– Gan.
– Thận.
– Tim.
– Cơ xương.
Trong nhồi máu cơ tim, các transaminase (chủ yếu là AST) tăng lên sớm ngay từ giừo thứ 4 và trở lại bình thường từ ngày thứ 3. Các ALT chỉ tăng nhẹ và tỉ lệ AST/ALT > 1 . Tóm lại giá trị của transaminase tăng song hành với giá trị của CPK và phản ánh mức độ rộng của hoại tử cơ tim.
Trong bệnh lý gan, giá trị của AST thấp hơn của giá trị ALT với tỉ lệ AST/ALT < 1 ngoại trừ trong xơ gan do rượu (khi đó tỉ lệ này kinh điển thường > 1). Nhìn chung trong các bệnh lý gan (Vd: viêm gan, xơ gan) không thấy có mối tương quan giữa giá trị của transaminase và mức độ nặng của bệnh nguyên nhân. VD: trong xơ gan, tăng các transaminase tương đối ít (gấp 2 – 3 lần so với bình thường), mặc dù có các dấu hiệu mất bù rõ rệt như cổ chướng, vàng da (tăng bilirubin, giảm nồng độ antithtombin III, fibrinogen, PPT và cholesterol). Một ví dụ khác là trong viêm gan cấp tính, tình trạng giảm nhanh hoạt đọ của các transaminase trong thời gian bị bệnh đoi khi phản ánh tình trạng suy của các tế bào gan rất nặng (do tế bào mất khả năng tổng hợp enzym), hơn là một bằng chứng chứng tỏ có cải thiện lâm sàng.
Cần nhắc lại xác định hoạt độ CPK và các gamma GT thường cho phép định hướng chẩn đoán phân biệt nguồn gốc tăng transaminase máu:
– Tăng CPK: Nguồn gốc cơ tim hay cơ vân.
– Tăng gamma GT: Nguồn gốc gan, mật hay tụy.
MỤC ĐÍCH VÀ CHỈ ĐỊNH XÉT NGHIỆM
XN giúp xác định có tình trạng phân hủy tế bào (cytolyse) nhất là do nguồn gốc gan, cơ tim hay cơ vân. Vì vậy, XN đo hoạt độ của các transaminase thường được chỉ định để:
- Để tránh tình trạng tổn thương gan.
- Theo dõi tác động độc trên tế bào gan của các thuốc sử dụng có nguy cơ gây độc cho gan.
- Để đánh giá tình trạng tổn thương cơ tim của NMCT ( hiện nay ít được sử dụng).
CÁCH LẤY BỆNH PHẨM
XN được tiến hành trên huyết thanh.
Thường không cần yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu XN.
Ghi chú:
- Hoạt động của các transaminase huyết thanh tương đốiổn định trong một thời gian vì vậy huyết thanh có thể bảo quản trong 24h ở nhiệt độ phòng hay 48h ở 4οC.
- Tách hồng cầu phải được tiến hành nhnh do vỡ hồng cầu làm XN không chính xác.
- Khi muốn đánh giá tình trạng nhồi máu cơ tim, XN hoạt độ AST( hay GOT) thường được tiến hành trong 3 ngày liên tiếp và sau đó một tuần.
GIÁ TRỊ BÌNH THƯỜNG
– AST ( hay GOT)
- Nam: < 25 UI/L
- Nữ: < 21 UI/L
- Người già: Tăng nhẹ so với giá trị bình thường.
- Trẻ sơ sinh: Tăng 2 – 3 lần giá trị bình thường.
– ALT (hay GPT)
- Nam: < 22 UI/L
- Nữ: < 17 UI/L
TĂNG HOẠT ĐỘ ALT
Các nguyên nhân chính thường gặp:
- Bệnh lý gan
– AST/ALT < 1
- Viêm gan do virus (viêm gan A, viêm gan B, viêm gan không phải A – không phải
B, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, viêm gan do cytomegalovirus).
- Viêm gan do thuốc (rifampicin, INH, salicylat, heparin).
- Viêm gan nhiễm độc (CCI4, amanit phalloid).
- Tắc mật do các nguyên nhân không phải là ưng thư.
- Hoại tử gan.
– AST/ALT > 1
- Xơ gan (AST/ALT > 1)
- Viêm gan do rượu (alcohol – induced hepatitis)
- Xâm nhiễm gan (Vd: do di căn ung thư, nhiễm sarcoid, lao, u lympho, luput ban đỏ).
- Nhồi máu cơ tim.
- Suy giáp với phù niêm.
- Suy tim mất bù (gan sung huyết).
- Sốc (thiếu máu cục bộ gan).
- Các nguyên nhân khác:
– Nhiễm độc thai nghén hay tiền sản giật (Hội chứng HELLP).
– Viêm tụy.
– Nhồi máu phổi.
– Hội chứng Reye.
– Chấn thương.
– Thiếu hụt carnitin tiên phát.
TĂNG HOẠT ĐỘ AST
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
- Bệnh lý tim (AST/ALT >1)
– Nhồi máu cơ tim.
– Viêm cơ tim.
– Bóp tim ngoài lồng ngực.
– Phẫu thuật tim, sau thông tim.
– Suy tim mất bù (gan xung huyết).
- Các bệnh lý gan
– AST/ALT < 1
- Viêm gan do virus (viêm gan A, viêm gan B, viêm gan không phải A – không phải
B, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, viêm gan do cytomegalovirus).
- Viêm gan do thuốc (rifampicin, INH, salicylat, heparin).
- Viêm gan nhiễm độc (CCI4, amanit phalloid).
- Tắc mật do các nguyên nhân không phải là ưng thư.
- Hoại tử gan.
– AST/ALT > 1
- Xơ gan (AST/ALT > 1).
- Viêm gan do rượu ( alcohol – induced hepatitis).
- Xâm nhiễm gan (Vd: do di căn ung thư, nhiễm sarcoid, lao, u lympho, luput ban đỏ).
- Các bệnh lý tụy tạng
– Viêm tụy cấp do mật.
– Viêm tụy cấp do rượu.
- Các bệnh lý cơ
– Hội chứng vùi lấp.
– Viêm đa cơ.
– Viêm da và cơ.
– Tăng thân nhiệt ác tính.
– Bệnh loạn dưỡng cơ của Duchenne.
- Suy giáp với phù niêm.
- Các nguyên nhân khác:
– Chấn thương não.
– Di căn xương.
– Ung thư tuyến tiền liệt.
– Nhiễm độc thai nghén hay tiền sản giật (Hội chứng HELLP).
– Nhồi máu phổi.
– Hội chứng Reye.
– Bỏng nặng.
– Thiếu hụt carnitin tiên phát.
GIẢM HOẠT ĐỘ AST
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
- Bệnh Beriberi (thiếu vitamin B1).
- Nhiễm toan ceton do ĐTĐ.
- Lọc máu.
- Có thai.
- Hội chứng ure máu cao.
CÁC YẾU TỐ GÓP PHẦN LÀM THAY ĐỔI KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM
– Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả XN.
– Có rất nhiều thuốc có thể làm tăng hoạt độ của ALT như: Thuốc ức chế men chuyển angiotensin, acetaminophen, thuốc chống co giật, một số loại kháng sinh, thuốc tâm thần, benzodiazepin, estrogen, sulfat sắt, heparin, interferon, thuốc làm giảm mỡ máu, thuốc chống viêm không phải steroid, salicylat, thuốc lợi tiểu loại thiazid.
– Các thuốc có thể làm tăng hoạt độ AST: Acetaminophen, allopurinol, một số loại kháng sinh, acid ascorbic, chlpropamid, cholestiramin, cholinergic, clofibrat, codein, statin, hydralazin, isoniazid, meperidin, methyldopa, morphin, thuốc ngừa thai uống, phenothiazin, procainamid, pyridoxin, salicylat, sufonamid, verapamil, vitamin A.
– Các thuốc có thể làm tăng hoạt độ AST: Metronidazol, trifluoperazin.
LỢI ÍCH CỦA XÉT NGHIỆM ĐO HOẠT ĐỘNG TRANSAMINASE
- XN hữu ích trong bệnh lý tim để phát hiện nhồi máu cơ tim hay viêm cơ tim (khi phối hợp với định lượng CPK và hoặc troponin).
- XN cho phép xác định một bệnh lý gan và theo dõi tiến triển của bệnh. Tỉ lệ AST/ALT > 1, kết hợp với tăng gamma globulin máu kèm giảm nồng độ antithrombin III, rất gợi ý có tình trạng xơ gan.
- XN không thể thiếu để tiếp tục theo dõi các BN nghiện rượu được điều trị thuốc kháng lao (nguy cơ viêm gan do thuốc).
CÁC HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN Y HỌC BẰNG CHỨNG
Thuốc điều trị loại ức chế HMG- Coenzym A Reducetase (nhóm statin) thường được sử dụng để diều trị tình trạng rối loạn ripid máu. Một tác dụng phụ quan trọng có thể gặp khi điều trị bằng statin là nguy cơ gây độc đối với gan, mặc dù nguy cơ bị tăng transaminase gan lên >3 lần so với giá trị bình thường ít gặp. Cần đo hoạt độ các transaminase gan (ALT và AST) 6 – 12 tuần sau khi bắt đầu điều trị bằng statin.
BÌNH LUẬN