ĐẠI CƯƠNG
Nôn mửa là hành động có chủ ý hoặc tự phát nhằm đẩy thức ăn hoặc các chất có trong dạ dày ra khỏi miệng. Là triệu chứng thường đi kèm với một bệnh nào đó.
Có rất nhiều bệnh lý gây nôn mửa, nhưng có thể khu trú vào những nhóm nguyên nhân sau:
Viêm dạ dày cấp
Nhiễm trùng:
Nhiễm Virus: Rotavirus, Norovirus…
Vi khuẩn: Vi khuẩn họ H. Pylori…
Nhiễm ký sinh trùng.
Ngộ độc thức ăn: Thường gây nôn mửa dữ dội, do độc tố của một số vi khuẩn: Salmonella, Campylobacter, Shigella, E. Coli, Listeria, Clostridium Botulinum…
Các chất kích ứng dạ dày: thuốc lá, rượu, thuốc kháng viêm không steroid…
Viêm loét dạ dày tá tràng, viêm ruột thừa.
Nguyên nhân thần kinh
Bệnh lý về não: viêm não màng não, u, abces não…
Ngộ độc thuốc hay tác dụng phụ của thuốc.
Tắc ruột cơ học.
NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ
Có thể phân làm ba bước theo thứ tự ưu tiên
Phát hiện và điều trị kịp thời hậu quả của nôn mửa như: rối loạn nước, điện giải.
Phát hiện và điều trị nguyên nhân.
Cần lưu ý đến các điểm sau
Nguyên nhân của nôn mửa có thể được xác định dựa vào khai thác bệnh sử và khám lâm sàng. Các xét nghiệm cận lâm sàng dựa vào các nghi ngờ trên lâm sàng.
Cần chú ý thời gian kéo dài của nôn mửa vì nguyên nhân của nôn mửa cấp và mạn là khác nhau.
Khám lâm sàng cần chú ý đến mức độ mất nước ở da và niêm mạc, tình trạng huyết áp. Khám kỹ bụng và các dấu hiệu thần kinh.
Tình trạng đau bụng cấp cần nghĩ đến nguyên nhân cơ học. Vị trí, mức độ và thời gian kéo dài của cơn đau gợi ý đến nguyên nhân gây bệnh.
Các dấu hiệu cảnh báo như đau ngực, đau bụng nhiều, có dấu thần kinh trung ương, sốt, hạ huyết áp hay sốc, tình trạng mất nước nặng, người già hay cơ địa suy giảm miễn dịch… cần được đánh giá chính xác và điều trị kịp thời.
Không có một xét nghiệm đặc hiệu nào để xác định nguyên nhân nôn mửa. Các xét nghiệm được làm cần dựa trên khai thác bệnh sử và khám lâm sàng.
Cần làm các xét nghiệm thử thai ở phụ nữ ở lứa tuổi mang thai trước khi làm xét nghiệm X quang.
Nếu không tìm được nguyên nhân sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm ban đầu. Cần chú ý đến nguyên nhân rối loạn vận động dạ dày.
Nếu vẫn không tìm được nguyên nhân, có thể điều trị triệu chứng.
Các thuốc có thể có ích trong điều trị triệu chứng nôn mửa như phenothiazine (Prochloperazine), thuốc điều hòa vận động: metoclopramide (Primperan)…tuy nhiên đáp ứng cũng tùy theo bệnh nhân và hiệu quả của các thuốc này cũng chưa được đánh giá đầy đủ.
Không nên dùng thuốc giảm đau thuộc nhóm opi.
BÌNH LUẬN