Trang chủNội khoa

Xét Nghiệm Lipase

Cập nhật hội chứng thận hư
Phẫu Thuật Soi Buồng Tử Cung Cắt Polyp Buồng Tử Cung
Toan hóa ống thận
Hướng dẫn quản lý Suy gan cấp và Đợt cấp trên nền suy gan mãn ở người trưởng thành tại ICU
Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp: 5 loại phác đồ phổ biến

LIPASE

(Lipase)

NHẮC LẠI SINH LÝ

Ở người, lipase chỉ có một nguồn gốc duy nhất là do tụy sản xuất. Enzym này giúp chuyển đổi mỡ và triglycerid thành các axit béo và glycerol.

Nồng độ lipase tăng lên trong máu trong vòng 24 – 36h sau khi bắt đầu bị viêm tụy cấp (tức là sau khi hoạt độ amylase máu tăng lên). Lipase vẫn tiếp tục tăng cao tới ngày thứ 14 (tức là lâu hơn so với tình trạng tăng hoạt độ amylase máu).

Phương pháp đo hoạt độ lipase huyết thanh hiện tại được làm giản tiện đáng kể và có thể được áp dụng nhanh tại tất cả các phòng xét nghiệm (phương pháp đo độ đục khi có muối mật và colipase).

MỤC ĐÍCH VÀ CHỈ ĐỊNH XÉT NGHIỆM

XN giúp chẩn đoán viêm tụy.

CÁCH LẤY BỆNH PHẨM

XN được tiến hành trên huyết thanh.

Yêu cầu BN phải nhịn ăn từ 8 – 12h trước khi lấy máu XN.

GIÁ TRỊ BÌNH THƯỜNG

13 – 60 U/L.

TĂNG HOẠT ĐỘ LIPASE MÁU

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

Viêm tụy cấp.

– Viêm túi mật cấp.

– Tắc mật.

– Viêm tụy tái phát mạn tính (Chronic relapsing pancreatitis).

– Nhiễm toan ceton do ĐTĐ.

Tắc ruột.

– Bệnh gan.

Ung thư tụy.

– Nang giả tụy (pancreatic pseudocyst) sau viêm tụy cấp.

– Viêm phúc mạc.

– Suy thận.

CÁC YẾU TỐ GÓP PHẦN LÀM THAY ĐỔI KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM

– Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả XN.

– Các thuốc có thể làm tăng hoạt độ lipase máu là: thuốc ức chế men chuyển angiotensin, paracetamol, acid amonisalicylic, thuốc chống virus, azathioprin, bethanecol, thuốc cường cholin (cholinergic), codein, corticosteroid, corticotropin, dexamethason, acid ethacrynic, ethanol, furosemid, heparin, indomethacin, meperidin, mercaptopurin, methacholin morphin, thuốc ngừa thai uống, phenformin, statin, triamcinolon.

– Các thuốc có thể làm giảm hoạt độ lipase máu là: Ion canxi.

LỢI ÍCH CỦA XÉT NGHIỆM ĐO HOẠT ĐỘ LIPASE HUYẾT THANH

  1. XN hữu ích để chẩn đoán viêm tụy cấp: XN có độ nhạy và độ đặc hiệu tốt trong chẩn đoán. Một cách kinh điển, nên định lượng cả hoạt độ amylase và lipase huyết thanh ở BN nghi ngờ bị viêm tụy cấp song XN hoạt độ lipase máu được coi là có độ nhạy và đặc biệt là độ đặc hiệu tốt hơn so với XN hoạt độ amylase huyết thanh trong chẩn đoán viêm tụy cấp.
  2. XN hữu ích để phân biệt một tình trạng đau bụng do viêm tụy cấp với các tình trạng đau bụng do các nguyên nhân khác (nhất là các đau bụng cần được can thiệp ngoại khoa và khi có tình trạng tăng hoạt độ amylase huyết thanh). Đo hoạt độ lipase cho phép xác định nhanh nguồn gốc tụy hay ngoài tụy của tình trạng đau bụng.

CÁC HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN Y HỌC BẰNG CHỨNG

Chẩn đoán viêm tụy cấp được đặt ra ở các BN có biểu hiện đau bụng vùng thượng vị xảy ra cấp tính, với mức độ nặng tăng nhanh và tiếp diễn mà không thuyên giảm. Hoạt độ amylase và/hoặc lipase huyết thanh có thể được coi là có ý nghĩa chẩn đoán khi giá trị của các enzyme này tăng ≥ 3 lần bình thường.

CÁC CẢNH BÁO LÂM SÀNG

Ở một số BN bị viêm tụy cấp, có thể không thấy có tình trạng tăng cao bất thường enzyme tụy.

BÌNH LUẬN

WORDPRESS: 0