Chu chuyển tim
Chu chuyển tim là một chuỗi những sự kiện xảy ra tại tim trong một nhịp đập hoàn chỉnh của nó. Mỗi một chu chuyển tim chiếm khoảng 0,8s và bao gồm hai thời kỳ. Thời kỳ tâm trương, thường gọi là giai đoạn đổ đầy thất, tâm nhĩ co đẩy máu xuống và tâm thất dãn ra để hút máu về. Trong thời kỳ tâm thu, hai tâm thất co bóp tống máu từ tâm thất vào động mạch phổi (tại tâm thất phải) và động mạch chủ (tại tâm thất trái).
Hình 3.1. Các sóng điện trong một chu chuyển tim
Hình dạng và tên gọi các sóng điện tim trong một chu chuyển tim
Trên điện tâm đồ các giai đoạn cũng thể hiện tương tự. Hình dạng Điện tâm đồ bình thường bao gồm các thành phần tương ứng với các hoạt động điện trong một nhịp tim. Các dạng sóng được đặt tên P, Q, R, S, T và U.
Trên một ĐTĐ bình thường, tại chuyển đạo DII, các sóng có hình dạng như sau:
Hình 3.2. Các sóng điện trong một chu chuyển
Sóng P: là sóng đầu tiên và thường dương (trên đường đẳng điện). Nó đại diện cho sự khử cực tâm nhĩ.
Phức bộ QRS: sau sóng P. Nó thường bắt đầu với một đường đi xuống (âm) đó là sóng Q.
Tiếp đó đường điện tim hướng cao lên trên, đó là sóng R. Sau sóng R là âm đi xuống gọi là sóng S. QRS đại diện cho sự khử cực tâm thất và co bóp thất. Như vậy trong phức bộ QRS thì:
Sóng Q: sóng âm khởi đầu phức bộ
Sóng R: các sóng dương
Sóng S: các sóng âm còn lại
Sóng T: thường thấp hơn và đi sau phức bộ QRS, đại diện cho quá trình tái cực tâm thất.
Sóng U: chỉ ra sự phục hồi của các sợi dẫn Purkinje. Phần sóng này có thể không quan sát
Hỉnh.3.3. Tên gọi các sóng điện tim
Đoạn PQ/PR (PR segment): khởi đầu từ cuối sóng P cho đến điểm khởi đầu của phức bộ QRS
Khoảng PQ/PR (PR interval): khởi đầu từ đầu sóng P cho đến điểm khởi đầu của phức bộ QRS (bao gồm sóng P và đoạn PR)
Đoạn ST: khởi đầu từ cuối phức bộ QRS cho đến điểm khởi đầu của sóng T
Điểm J: là đường giao nhau giữa cuối phức bộ QRS và sự bắt đầu của đoạn ST.
Nguồn; “ Đọc điện tâm đồ dễ hơn”- BS Nguyễn Tôn Kinh Thi
BÌNH LUẬN