Khái niệm
Hạ đường huyết là một trong những vấn đề thường gặp trong giai đoạn sơ sinh, có thể thoáng qua trong giai đoạn đầu sau sinh. Tuy nhiên hạ đường huyết dai dẳng có thể gây tổn thương não và để lại hậu quả lâu dài.
Hạ đường huyết sơ sinh được xác định khi Glucose huyết của trẻ dưới 2,6 mmol/L (47 mg/dL) (Theo Hiệp hội nhi khoa Mỹ)[1] Trong một số tài liệu khác có đưa ra các giá trị cụ thể hơn [3]: hạ đường huyết sơ sinh được xác định khi Glucose huyết thanh
Dưới 2,2 mmol/L (40 mg/dL) trong 24 giờ đầu sau sinh với những trẻ không có triệu chứng và dưới 2,5 mmol/L (45 mg/dL) với những trẻ có triệu chứng.
Dưới 2,8 mmol/L (50 mg/dL) sau 24 giờ tuổi
Trong tài liệu này chúng tôi sử dụng ngưỡng xác định hạ đường huyết chung cho trẻ sơ sinh khi Glucose huyết thanh
Nguyên nhân
Hạ đường huyết có thể do giảm dựtrữ Glycogen và hoặc tăng sử dụng Glucose, tăng Insulin. Có nhiều nguyên nhân:
Hạ đường huyết do tăng insulin
a.Do thay đổi chuyển hoá của mẹ:
Truyền đường, thuốc trong thai kỳ
Bệnh tiểu đường
b.Do di truyền bẩm sinh:
Đột biến gen mã hóa sựđiều hòa bài tiết Insulin của tế bào Beta đảo tụy như gen ABCC8, KCNJ11, SUR1, Kir6.2…
- Tăng Insulin thứ phát
Ngạt
Hội chứng Beckwith-Wiedemann
Mẹ điều trị thuốc Terbutaline
Catheter động mạch rốn sai vị trí: dịch có nồng độ Glucose cao được truyền vào động mạch chậu và động mạch mạc treo tràng trên ở vị trí T11- T12, kích thích tụy tăng tiết Insulin
Ngừng đột ngột dịch truyền Glucose cao
Sau thay máu với lượng máu có nồng độ Glucose cao
Khối u sản xuất Insulin (u đảo tụy), tăng sản tế bào Beta tiểu đảo Langerhans.
Trẻ to so với tuổi thai:
Ngoài nguyên nhân do mẹ tiểu đường, có thể không xác định được nguyên nhân. Là nhóm nguy cơ cao cần được sàng lọc hạ đường huyết.
Giảm sản xuất/ dựtrữ glucose:
Chậm phát triển trong tử cung
Đẻ non
Chế độ dinh dưỡng không đủ năng lượng
Cho ăn muộn
Tăng sử dụng và/hoặc giảm sản xuất glucose
- Stress chu sinh:
Nhiễm trùng, sốc, ngạt, hạ thân nhiệt, suy hô hấp, giai đoạn sau hồi sức
- Rối loạn chuyển hoá bẩm sinh
Carbohydrate (rối loạn chuyển hóa đường galactose, không dung nạp đường fructose )
Axit amin (bệnh siro niệu MSUD, bệnh nhiễm axit Methylmalonic máu)
Axit béo (rối loạn chuyển hóa carnitine, thiếu AcylCoA dehydrogenase)
- Rối loạn nội tiết:
Thiếu hocmon tuyến yên/Glucagon/Cortisol/Adrenaline.
- Đa hồng cầu.
- Mẹ sử dụng các thuốc chẹn beta (VD labetalol, propranolol).
Chẩn đoán
Lâm sàng
Các triệu chứng lâm sàng thường không đặc hiệu và có thể muộn
Kích thích/ Run giật/ Co giật
Li bì/ Ngơ ngác
Tiếng khóc bất thường
Thở rên/ Thở nhanh/ Cơn ngừng thở
Vã mồ hôi
Nhịp tim nhanh
Hạ nhiệt độ
Trẻ sơ sinh cũng có thể có hạ đường huyết mà không có triệu chứng. Do đó, chú ý hỏi bệnh tìm các thông tin đầy đủ và khám trẻ một cách toàn diện, đặc biệt chú ý đến:
Trẻ có các triệu chứng nặng ( co giật, tím tái, suy hô hấp…) cần phải cấp cứu ngay không?
Tìm và xác định trẻ có nguy cơ hạ đường huyết để sàng lọc sớm: trẻ có cân nặng khi sinh nặng cân hay quá nhẹ cân so với tuổi thai, trẻ sinh non hay già tháng, trẻ cần điều trị ở NICU (VD Ngạt, nhiễm trùng), con của mẹ tiểu đường, mẹ được điều trị thuốc chẹn beta, trẻ có đa hồng cầu…
Khám đầy đủ các cơ quan, chú ý khám thần kinh.
Sàng lọc hạ đường huyết
Cần làm xét nghiệm Glucose huyết cho tất cả những trẻ sơ sinh có triệu chứng và sàng lọc hạ đường huyết cần thực hiện cho những trẻ sơ sinh bị bệnh và trẻ sơ sinh có nguy cơ.
Sàng lọc cần thực hiện ngay trong giờ đầu sau sinh, và tiếp tục theo dõi thường quy trong thời gian tiếp theo.
Xét nghiệm cận lâm sàng
a.Xét nghiệm xác định chẩn đoán:
Lấy máu xét nghiệm nồng độ Glucose huyết thanh cho xét nghiệm xác định. Xét nghiệm cần được làm sớm để có kết quả chính xác. Lượng Glucose máu sẽ giảm 0,8 – 1,1 mmol/L mỗi giờ nếu mẫu máu để ở nhiệt độ phòng. – Xét nghiệm nhanh: Test Dextrostix. Lưu ý, lượng Glucose trong máu toàn phần thấp hơn khoảng 15% so với Glucose huyết thanh và có thể thấp hơn nữa khi có cô đặc máu.
Cần điều trị ngay khi có kết quả test nhanh này trong khi chờ chẩn đoán xác định từ xét nghiệm sinh hóa ở phòng xét nghiệm. Test nhanh này cần thiết trong quá trình theo dõi điều trị hạ đường huyết.
b.Xét nghiệm tìm nguyên nhân:
Cần làm cho trường hợp hạ đường huyết dai dẳng (khi hạ đường huyết nặng có co giật hoặc thay đổi ý thức ở một trẻ không có bệnh gì khác hoặc trẻ cần duy trì tốc độ truyền đường > 8- 10 mg/kg/phút để duy trì Glucose huyết thanh trên 2,8 mmol/L và kéo dài trên 1 tuần [3])
Insulin huyết thanh xét nghiệm đồng thời với Glucose huyết thanh
Cortisol
c.Trường hợp hạ đường huyết dai dẳng với insulin huyết bình thường, cần xem xét các xét nghiệm
Hormone tăng trưởng (GH), ACTH, T4, TSH
Glucagon
Amino acid huyết thanh, niệu. Acid hữu cơ niệu
Xét nghiệm gen
Xử trí
Xử trí ngay các tình trạng cần cấp cứu:
Như co giật, tím tái, suy hô hấp… nếu có.
Điều chỉnh đường huyết:
Mục tiêu duy trì Glucose huyết thanh ≥ 2,6 mmol/L trong ngày đầu sau sinh và ≥ 2,8 mmol/L trong những ngày sau.
Điều chỉnh đường huyết được thực hiện từng bước tuỳ theo mức độ hạ đường huyết, có hoặc không có triệu chứng như sau:
*Điều chỉnh chế độ ăn:
Áp dụng cho mức Glucose huyết thanh từ 2 – 2,6mmo/L và không có triệu chứng.
Bú mẹ sớm ngay sau sinh. Trẻ có nguy cơ cần được cho ăn sớm ngay trong giờ đầu sau sinh và sàng lọc Glucose huyết sau đó 30 phút.
Nếu trẻ không thể bú mẹ thì vắt sữa và cho trẻ ăn bằng phương pháp thay thế, lượng ăn đủ theo nhu cầu trong ngày.
Có thể tăng cường bữa ăn 12 bữa/ngày.
Theo dõi đường huyết trước ăn.
*Truyền dịch:
Chỉ định cho các trường hợp hạ đường huyết
+ Trẻ có triệu chứng.
+ Glucose huyết
+ Glucose huyết
+ Trẻ không ăn được.
Với mức Glucose
Tốc độ truyền đường ( GIR) 6 – 8 mg/kg/phút, truyền dung dịch có nồng độ Glucose 10% liều duy trì 80- 120 ml/Kg/ngày.
+ Nên dùng 2 nồng độ đường ngoại biên là 10% và 12%.
+ Tốc độ dịch truyền là:
Dung dịch Glucose 10%: 0,6 x CN x GIR
Dung dịch Glucose 12%: 0,5 x CN x GIR
Theo dõi Glucose huyết 3 giờ/ lần cho đến khi đường được > 2,6 mmol/L ở 2 lần xét nghiệm liên tiếp.
Nếu Glucosse còn thấp, tăng dần lượng dịch hoặc nồng độ Glucose. Dịch có nồng độ glucose dưới 12,5% cho phép truyền TM ngoại biên, dịch truyền có nồng độ Glucose trên 12,5% cần truyền TM trung tâm ( TMTT) , do đó cần điều trị tại những cơ sơ y tế có thể đặt được TMTT.
*Hạ đường huyết dai dẳng:
Nếu kéo dài trên 2 ngày với tốc độ truyền đường đến 12mg/kg/phút, có thể phải điều trị thuốc Diazocid hoặc Hydrocortisone và cần phải tìm căn nguyên để điều trị (Xét nghiệm Insulin và cortisol máu trước khi điều trị Glucocorticoid).
Liều Hydrocortisone 5 mg/kg/ngày, chia 2 lần, tiêm TM hoặc uống.
Glucocagon: có thể cần ( hiếm) khi đã sử dụng Glucocorticoid mà không hiệu quả.
Việc sử dụng Diazocid hoặc Glucagon cần được hội chẩn với chuyên khoa nội tiết .
*Theo dõi khi Glucose huyết bình thường
Nếu Glucose huyết thanh ổn định với điều trị truyền TM:
+ Bắt đầu cho ăn 20ml/Kg/ngày
+ Tăng dần lượng ăn và giảm dần dịch truyền cho đến khi ăn được hoàn toàn.
Kiểm tra Glucose huyết sau mỗi khi thay đổi điều trị, lưu ý kiểm tra đường huyết trước ăn.
Điều trị theo nguyên nhân
Trường hợp hạ đường huyết dai dẳng với nhu cầu tốc độ truyền đường trên 8 mg/kg/phút kéo dài trên 1 tuần cần có hội chẩn với chuyên khoa nội tiết để có điều trị thích hợp cho những trường hợp hạ đường huyết do một số nguyên nhân không thường gặp.
Tài liệu tham khảo
Adamkin DH (2011) “ Postnatal Glucose Homeostasis in Late-Preterm and Term Infants”. Pediatrics 2011; 127; 575; originally published online February 28, 2011
Wilker RE ( 2012) “ Hypoglycemia and Hyperglycemia” Manual of Neonatal Care;p284- 289
See Wai Chan ( 2014) “ Neonatal hypoglycemia” Uptodate
Phác đồ điều trị Nhi Đồng I.
BÌNH LUẬN