Nguồn “ MAKING SENSE OF THE ECG: CASES FOR SELF-ASSESSMENT”
Andrew R. Houghton, David Gray
TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG
Bệnh nhân nam 72 tuổi
Nhập viện vì
Đau giữa ngực trầm trọng
Bệnh sử
Bệnh nhân nội trú CCU . Ông ấy bị nhồi máu cơ tim cấp 36h trước đó
Tiền sử
Đái tháo đường type 2
Thăm khám
Mạch 36bpm, đều, Huyết áp:124/88
JVP không tăng,Tiếng tim bình thường
Nghe phổi bình thường, không phù ngoại biên
CLS
CTM: Hb 12.4, B.CẦU 9.6, T.cầu 256.
U&E: Na 139, K 4.1, urea 4.3, creatinine 128. Troponin I: Tăng 7.8 (sau 12 h).
XQ tim phổi : tim to nhẹ, sung huyết phổi giai đoạn sớm
Siêu âm tim: chức năng thất trái giảm nhẹ (EF 47%)
CÂU HỎI
1.ECG này cho thấy những gì?
2.Cơ chế hình thành ECG này?
3.Các nguyên nhân gây nên bất thường trên ECG này?
4.Những điểm mấu chốt trong điều trị cho bệnh nhân này?
PHÂN TÍCH ECG
Tần số | 36 bpm |
Nhịp | đều |
Trục QRS | Trục lệch trái |
Sóng P | không hiện diện |
Khoảng PR | N/A |
Thời gian QRS | dài (220 ms) |
Sóng T | bình thường |
Khoảng Qtc | dài (464 ms) |
TRẢ LỜI
1.Phức bộ QRS rộng và đều. Đây là ‘dạng’ chậm của nhịp ‘nhanh’ thất đơn hình, 1 số gọi là nhịp tự nhất, hoặc nhịp tự thất gia tốc.
2.Nhịp tự thất được gây ra bởi tăng tính tự động của sợi His-Purkinje hoặc cơ tim xuất hiện trong tình trạng chuyển hóa đặc biệt như là thiếu máu cơ tim cấp (hay gặp nhất), thiếu oxi máu, hạ kali máu hoặc ngộ độc digoxin. Những tình trạng trên tăng tốc độ phát xung của các mô phát nhịp thường là cấp dưới của nút xoang, nó sẽ thoát khỏi sự điều khiển của nút xoang.
3.Nó thường quan sát được ở 1-2 ngày đầu sau nhồi máu cơ tim. Sau tiêu huyết khối mà quan sát thấy, nó thường được chấp nhận như là dấu hiệu chỉ điểm của sự tái tưới máu thành công.
Nhịp bất thường này là lành tính và điều trị chỉ cần thiết nếu có biến đổi về huyết động
BÀN LUẬN
Đôi khi gọi là Nhịp nhanh thất chậm, nhịp tự thất.:
Đây là dạng lành tính của nhịp nhanh thất
Thường gặp ở cả nhồi máu cơ tim thành dưới và thành trước.
Thường xuất hiện nhịp thoát thất khi mà nhịp xoang đang chậm dần.
Tần số thường từ 60-120 l/p kèm QRS rộng >120ms.
Hiếm khi nhịp thất tăng lên, dẫn đến nhịp nhanh thất hoặc rung thất. Điều trị sau đó gồm tăng nhịp xoang với atropin hoặc pacing nhĩ
FURTHER READING
Making Sense of the ECG: Accelerated idioventricular rhythm, p 56.
Ý KIẾN