U tuyến tụy là một danh từ chung chỉ các bệnh lý thuộc dạng “u” của tuyến tụy. U tuyến tụy đa dạng: có thể u nang, u đặc, u lành, u ác, u bẩm sinh hoặc mắc phải. Vị trí có thể ở đầu, thân hay ở đuôi tụy. Mỗi dạng u cũng như vị trí của nó thuờng có quá trình nguyên sinh bệnh học triệu chứng và phương thức điều trị khác nhau.
U TỤY BẨM SINH:
Tụy lạc chỗ (Pancreas aberrans, Ectopic pancreas, Heterotopic pancreas)
Là những khối u có cấu trúc như truyến tụy do hậu quả của sự rối loạn phát triển của mầm tụy ( nguyên nhân không rõ).
U nằm ở những vị trí khác nhau trong ổ bụng, thường ở lớp hạ niêm mạc (75%) của đường tiêu hóa (submucose) không có mối liên quan về giải phẫu với tuyến tụy chính.
Khi ở bụng người ta nhìn hoặc sờ thấy chúng giống như những hạch
limpho ở bờ ruột với khối lượng, vị trí và kích thước khác nhau.
Tỷ lệ thường gặp:
Hiếp gặp, nói chung không có hại.
Hay gặp ở tá tràng và hồi tràng (27-34%), dạ dày (25-26%), túi bịt Meckel (5-6%) có thể ở đường mật ngoài gan, lách ít gặp hơn.
Chẩn đoán:
Thường không có triệu chứng. Phát hiện được là do mở bụng hoặc autopsie một số ít trường hợp có thể gặp các triệu chứng: đau thượng vị giốngnhư có bệnh loét hoặc bệnh lý đường mật, hoặc như viêm tụy cấp, chảy máu tiêu hóa hoặc thủng, hoặc hẹp môn vị. ..
Có thể dùng nội soi, siêu âm, CT, để chẩn đoán.
Bệnh phẩm xét nghiệm tổ chức học: Có hình ảnh cấu trúc tuyến tụy, có thể thấy ống tụy ngoại tiết, tế bào tiểu đảo chiếm 1/3 số tế bào trên diện cắt, hiếm
thấy tế bào mầm tụy thoái hóa dạng nang và hình ảnh tổ chức hạt viêm.
Điều trị:
Can thiệp ngoại khoa nếu có các triệu chứng lâm sàng đòi hỏi.
Cắt bỏ u nếu được coi là polyp nghi ngờ ác tính hóa.
Có chẩn đoán u tụy lạc chỗ,để tránh biến chứng cũng có chỉ định cắt bỏ u
Cắt rộng tới chỗ nghi ngờ u lan tới. Tiên lượng thường là tốt.
NHẪN TỤY (PANCREAS AULARE):
Thực chất nhẫn tụy không thuộc dạng u tụy, tuy nhiên trên lâm sàng, XQ, siêu âm và trên bàn mổ trong sự bất thường của đầu tụy tạo nên một vòng (giống như chiếc nhẫn) ôm đoạn II tá tràng, trông như một khối u. Nhẫn tụy có thể là một nhẫn tròn khép kín hoặc không kín, ôm lấy tá tràng gây chít hẹp, gây hội chứng tắc ruột hoặc kèm tắc mật.
Bệnh sinh (có nhiều giả thuyết)
Các thuyết đều ít nhiều nhẫn mạnh vai trò lưỡng mầm (Doppelanlage des embryonalen pancreas ) của tụy và sự phát triển bất thường của nó.
Người ta nêu sự quay không hoàn thành của tổ chức tá tụy trong sự phát triển của bào thai ( tá tràng cố định quá sớm trong khi đó đầu tụy vẫn phát triển).
Có người cho rằng sự phát triển tụy tạng thái quá của mầm tụy mà tạo
nên nhẫn tụy ôm lấy tá tràng.
Chẩn đoán:
Hình ảnh lâm sàng của nhẫn tụy phát triển dần theo tuổi. Ở bệnh nhi hình ảnh bán tắc hoặc tắc ruột cao ở tuần đầu hoặc tháng tuổi đầu ( nôn, mất nước, có thể phát triển chậm ). Ở người lớn: Bệnh giống bệnh loét. Hay gặp ở bệnh nhân mắc chứng Down. Thường kèm theo dị tật khác ở mạch máu hoặc chít hẹp ruột non, ruột già ở vị trí khác nhau.
XQ: hình ảnh 2 mức ỏ vùng thượng vị (1 của dạ dày, 1 của tá tràng) là hình ảnh đặc biệt của tụy nhẫn gây tắc tá tràng.
Điều trị:
Phương pháp ngoại khoa là phương pháp duy nhất để cứu sống bệnh nhân, người ta phẫu thuật tạo lưu thông mới cho tá tràng.
Sau mổ cắt ngang nhẫn tụy có thể bị rò tụy, viêm tụy và nang giả tụy cho nên phuơng pháp thường được lựa chọn là:
Nối tắt qua nhẫn tụy hoặc tá tràng – tá tràng (Duodeno -Duodenostomie) hoặc tá tràng – hỗng tràng (duodeno – jejunostomie) bên bên.
Sau mổ phải hút dịch qua vùng miệng nối 3-4 ngày để giảm áp miệng nối, đặt dẫn lưu ổ bụng và hút liên tục áp lực nhẹ.
Nối vị tràng: không có chỉ định vì hậu quả loét miệng nối cao (60-70%/).
Có thể đặt chỉ định này nhưng chỉ tạm thời 5 – 6 tháng sau đó mổ lại làm miệng nối tá- tá tràng bên bên (latero-lateral duodeno duodenostomie)
U NANG TỤY: (PANCREASCYST)
U nang tụy bẩm sinh ít gặp. Nguyên nhân do quá trình dãn rộng các nhú tụy kiểu nang (acino-tubular) hoặc các đường ống dẫn dịch tụy.
Người ta chia ra 3 hình thái sau (tùy nguyên nhân gây dãn)
Nang ứ trệ (retentionscyste): Do chèn ép từ bên trong hoặc từ bên ngoài hệ thống dẫn dịch tụy.
U tụy bẩm sinh : Teratoma hay dermatoma.
Các tổ chức tân sinh phát triển: cysteadenoma.
Các loại u nang này trên vi thể thấy một lớp biểu mô lót thực sự trong lòng các nang. Sự phát triển các u nang này có thể dẫn tới ác tính.
Còn một số u nang hiếm gặp hơn thuộc loại bẩm sinh: fibriocyst, polycyst…
Nang ung thư ( cystadenocarcinoma)
Thường gặp ở những phụ nữ 40-60 tuổi, chiếm 2% K tụy ngoại tiết hay gặp nang ở thân và đuôi tụy có kèm theo đau bụng và đau lưng.
Chụp CT có thể nhầm với nang giả tụy
U TẾ BÀO TUYẾN TỤY ( THAM KHẢO SÁCH )
U tế bào tụy nội tiết.
Carcinoma (Hội chứng Zollinger Ellison).
Hội chứng Verner – Morrison.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Bệnh học ngoại khoa sau đại học NXBQĐND – HN 2002 tập 1, 2
Ngoại khoa sách – bổ túc sau đại học ĐHYHN 1984
Chuyên khoa ngoại – NXBYH – HN 1985
Tai biến và biến chứng phẫu thuật HVQY 1988
Bệnh học ngoại khoa NXBYH – HN 1985 tập 1, 2 phần bụng. 1986 phần
tụy lách 1991
Bách khoa thư bệnh học NXBYH – HN 2003 tập 1, 2, 3
Bệnh học ngoại khoa bụng NXBQĐND – HN 1997
Maingot sAbdominal operations. T1, T2 – Appleton & Lange, A. Simon&
Schuter company, Printed in the United State of America 1997
David Sabiton; Textbbook of Su rgery, the bilogical basis of mordem sugical practice, T1, T2 Sauders Companny, Printed in the United State of America 1997
Encỵclopédie Médico – Chirurgicale, Technipues chirurgicals, Appareil digestif, T1, T2, T3, Printed in France, 75015 Paris
BÌNH LUẬN