NhàNHI - SƠ SINH

Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản ở trẻ em

Rối Loạn Tic
Thận và niệu quản đôi
Một số vấn đề trong ung bướu nhi
Ung Bướu Bạch Cầu Cấp Dòng Lympho
Viêm amiđan ở trẻ em

Đại cương

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng trào ngư ợc các chất chứa trong dạ dày vào thực quản có thể là sinh lí hay bệnh lí. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (TNDDTQ) là sựcó mặt của các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây nên các triệu chứng khó chịu và hoặc các biến chứng (5).

Nguyên nhân

Bệnh TNDDTQ là do sựdãn nở bất thường của cơ thắt thực quản dưới

(5). Các yếu tố nguy cơ cao với bệnh TNDDTQ:

Sau mổ teo thực quản thực quản

Thoát vị khe hoành trượ t

Bệnh lí thần kinh

Béo phì

Rối loạn hô hấp mạn tính: loạn sản phế quản phổi, xơ nang, xơ hóa kẽ, xơ hóa nang.

Ghép phổi, đẻ non (2)

Chẩn đoán

Lâm sàng

Bảng 1: Các triệu chứng lâm sàng (2)

Trẻ bú mẹ Trẻ lớn

Khóc khi ăn                                                                           Đau bụng hoặc ợ nóng

Nôn tái diễn                                                                           Nôn tái diễn

Cân nặng thấp                                                                        Nuốt khó

Quấy khóc không rõ nguyên nhân                                         Hen

Rối loạn giấc ngủ                                                                   Viêm phổi tái diễn

Các biểu hiện hô hấp tái diễn: ho   Biểu hiện hô hấp trên mạn tính: ho, khò khè, khàn tiếng, thở rít khàn tiếng

Trong trường hợp nôn trớ, phải loại trừ các dấu hiệu báo động trước khi nghĩ đến bệnh TNDDTQ (2).

Bảng 2: Các dấu hiệu báo động

Nôn dịch mật

Chảy máu tiêu hóa

Nôn máu

Ỉa máu

Nôn tốc độ mạnh

Sốt

Li bì

Gan lách to

Thóp phồng

Não to hoặc não bé

Co giật

Bụng chướng

Các số liệu hoặc bằng chứng gợi ý hội chứng di truyền hoặc chuyển hóa

Bệnh mạn tính đi kèm

Biểu hiện hô hấp gợi ý mối liên quan giữa bệnh TNDDTQ và hô hấp:

Nôn và khò khè 3 giờ đầu khi ngủ

Viêm thanh quản và hen không tìm thấy nguyên nhân hoặc giảm biểu hiện hô hấp, giảm tiêu thụ corticoit khi điều trị trào ngược và sựxuất hiện lại các triệu chứng hô hấp khi ngừng điều trị chống trào ngược.

Ngoài ra, viêm tai giữa, viêm xoang mãn tính (2) và biểu hiện khác như hơi thở hôi, sâu răng có thể liên quan đến trào ngược (4).

Cận lâm sàng

Mặc dù, các phương pháp chẩn đoán bệnh TNDDTQ phát triển nhưng hiệ n nay không có một phương pháp nào có giá trị cho tất cả các tình huống. Do vậy, xét nghiệm thăm dò được chỉ định tùy theo từng bệnh nhân cụ thể.

*Đo pH thực quản 24 giờ

Đây là một xét nghiệm rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh TNDDTQ

(2).

Khi chỉ số trào ngược (tỷ lệ % pH thực quả n dướ i 4 trong cả quá trình đo) > 7% là bệnh lý (5).

*Nội soi tiêu hóa trên:

Là phương pháp chẩn đoán viêm thực quản và phát hiện các bất thường về giải phẫu như vị trí bất thường tâm-phình vị hoặc hẹp thực quản, hẹp thực quản (4).

*Tế bào học thực quản:

Giúp loại trừ nguyên nhân viêm thực quản do tăng bạch cầu ái toan, do nấm và chẩn đoán dị sả n thực quản (2). 3.2.4. Chụp lưu thông thực quản dạ dày tá tràng:

Có giá trị loại trừ các bất thường giải phẫu (hẹp thực quản, ruột quay bất thường, thoát vị khe… (4).

*Chụp phóng xạ, siêu âm:

Không được khuyến cáo thường qui trong bệnh TNDDTQ (2).

*Các xét nghiệm khác:

Đo áp lực và chức năng vận động thực quản góp phần tìm hiểu nguyên nhân của trào ngược (7). Đo trở kháng nhiều kênh: phát hiện cả trào ngược axít và không axít (2). Tuy nhiên, các xét nghiệm này chủ yếu sử dụng trong nghiên cứu.

Điều trị

Nguyên tắc điều trị

Giảm các triệu chứng để đạt cân nặng và tăng trưởng bình thường.

Khỏi viêm thực quản.

Dựphòng các biến chứng hô hấp và biến chứng khác phối hợp với trào ngược mạn tính (3).

Chăm sóc và thay đổi lối sống

Trong 2-4 tuần, không ăn sữa mẹ, chế độ ăn hạn chế sữa và trứng ít nhất về buổi sáng. Áp dụng sữa thủy phân protein hoặc axít amin.

Tăng độ quánh của thức ăn bằng cách cho thêm 1 thìa cà phê bộ t g ạo vào 30g sữa công thức hoặc sử dụng loại sữa tăng độ quánh nhưng không khuyến cáo dùng cho trẻ sơ sinh đẻ non

Tránh thuốc lá thụ động và chủ động, cafein, rượu, chế độ ăn cay.

Tư thế khuyến cáo chung là nằm ngửa hoặc nửa nằm nửa ngồi (2).

Điều trị bằng thuốc

*Kháng bài tiết

– Thuốc điều trị chủ đạo trong bệnh TNDDTQ là thuốc kháng bài tiết axít.

Trong đo thuốc ức chế bơm Proton: có hiệu quả hơn hẳn nhóm kháng H2 (2, 5). Thời gian điều trị trung bình từ 8-12 tuần (2).

Bảng 3: Thuốc kháng bài tiết axít

 

Thuốc Liều mg/kg/ngày Lứa tuổi áp dụng
Cimetidine 30–40mg; chia 3-4 lần ≥16 tuổi
Ranitidine 5–10mg; chia 2-3 lần 1 tháng-16 tuổi
Omeprazole 0.7–3.3 mg/kg/d 2-17 tuổi
Lansoprazole 0.7–3 mg/kg/d 1-17 tuổi
Esomeprazole 0.7–3.3 mg/kg/d uổi

*Bảo vệ niêm mạc, trung hoà axít và điều hòa nhu động

– Ngày nay, các nhóm thuốc này không được khuyến cáo sử dụng thường qui trong bệnh TNDDTQ nữa do hiệu quả không rõ ràng và nguy cơ tác dụng phụ (2).

Điều trị ngoại khoa

Điều trị nội khoa không đáp ứng

Nguy cơ hít, không bảo vệ được đường thở (2).

Tiến triển và tiên lượng

Bệnh TNDDTQ rất thường gặp ở trẻ bú mẹ và phần lớn tổn định  ừ 6-18 tháng tuổi (4). Khoảng 60% trẻ bú mẹ bị trào ngược ngừng nôn ngay khi có ăn thức ăn đặc, 90% không có các biểu hiện tiêu hóa nữa sau 4 tuổi. Tuy nhiên, các biểu hiện ngoài tiêu hóa lại hay gặp hơn và t ần xuất phát hiện trào ngược chiếm khoả ng 40-60% ở các bệnh nhân có biểu hiện hô hấp tái diễn (1).

Nếu chẩn đoán và điều trị muộn có thể dẫn đến viêm , loét thậm trí ung thư thưc quản hoặc ngất xỉu và tử vong (4).

Tài liệu tham khảo 

Bacular A (1995), “Reflux gastro – oesophagien et affections respiratoires répétées de l’enfant”, Réalités pédiatriques; (2), pp: 14-17.

Lightdale JR., Gremse DA (2013), “Gastroesophageal Reflux: Management Guidance for the Pediatrician”, Pediatrics, 131 (5), pp: 1684-95.

Rudolph CD., Mazur LJ., Liptak GS. et al. (2001), “Guidelines for evaluation and treatment of gastroesophageal reflux in infants and children: recommendations of the North American Society for Pediatric Gastroenterology and Nutrition”, J Pediatr Gastroenterol Nutr, 32 Suppl 2, pp. S1-31.

Vandenplas Y. (2000), ”Reflux gastro-eosophagien”, Gastroentérologie pediatrique. Flammarion Medcine-Sciences, Pari, pp: 131-45.

Vandenplas Y., Rudolph CD., Lorenzo CD. et al (2009), “Pediatric

Gastroesophageal Reflux Clinical Practice Guidelines”, Journal of Pediatric Gastroenterology and Nutrition, 49(4), pp: 498-547.

Ý KIẾN

BẢNG 0