Trang chủNội khoa

Hội chứng quá kích buồng trứng

U tuỷ cổ
Phác đồ chẩn đoán và điều trị Viêm khớp phản ứng
Chẩn đoán và điều trị thông liên thất
Viêm nội tậm mạc nhiễm trùng
Phác đồ chẩn đoán và điều trị bệnh cơ tim phì đại

MỞ ĐẦU

Quá kích buồng trứng (QKBT) (OHSS: Ovarian Hyperstimulation Syndrome) là hội chứng có thể gặp trong quá trình sử dụng thuốc kích thích buồng trứng (KTBT) điều trị hiếm muộn với biểu hiện tăng tính thấm thành mạch, tràn dịch đa màng, giảm nồng độ albumin máu và giảm thể tích tuần hoàn.

PHÂN LOẠI ĐỘ NẶNG QKBT

TC Nhẹ Vừa Nặng Rất        nặng
Lâm sàng Căng bụng Đau bụng nhẹ Đau bụng mức độ trung bình Căng bụng nhiều

Buồn nôn, nôn

Tiêu chảy

Dấu hiệu dịch ổ bụng trên siêu âm

Rối loạn chức năng gan, phù toàn thân Căng bụng rất nhiều

Khó thở, thở nhanh (>20 l/phút)

Đau bụng vùng thấp

Hạ huyết áp

Thiểu niệu

Tràn dịch màng phổi

Dấu hiệu dịch ổ bụng trên lâm sàng

Có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

Dịch ổ bụng, dịch màng phổi rất nhiều

Tràn dịch màng tim

Suy thận

Thuyên tắc mạch (có thể mạch não)

Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS)

Thiểu niệu hoặc vô niệu

Thiếu oxy máu

SÂ kích thước BT ≤ 5 cm 5-12cm > 12cm  
Hct < 41% 41%- <45% 45%- < 55% ≥ 55%
Bạch cầu   10.000-

15.000/mm3

15.000-25.000/ mm3 > 25.000/ mm3
Xét nghiệm khác     Creatinine 1-1,5 mg/dl

Thanh thải creatinine

≥50ml/phút (nếu có)

Hạ Natri máu

Tăng Kali máu

Creatinine >1,5 mg/dl

Thanh thải creatinine <

50ml/phút

Kích thước buồng trứng có thể không tương ứng với độ nặng của QKBT khi làm TTON vì có chọc hút trứng.

ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc điều trị: điều trị nội khoa chủ yếu (bù dịch, điện giải và giải áp sớm), hạn chế các can thiệp ngoại khoa. Chỉ can thiệp ngoại khoa khi buồng trứng vỡ, xuất huyết nội, buồng trứng bị xoắn. Dự phòng QKBT là quan trọng. Theo dõi điều trị tùy theo mức độ nhẹ, nặng của hội chứng QKBT.

QKBT nhẹ và vừa: có thể theo dõi điều trị ngoại trú

Nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động.

Uống nhiều nước.

Ăn thực phẩm có nhiều chất đạm, ăn mặn.

Theo dõi: Đo vòng bụng, cân nặng mỗi ngày, theo dõi lượng nước tiểu mỗi ngày.

Tái khám ngay khi có dấu hiệu chuyển nặng:

Nôn nhiều, không uống được, tiêu chảy.

Khó thở.

Cân nặng và vòng bụng tiếp tục tăng nhanh.

Tiểu ít đi (dưới 500ml nước tiểu/24h).

Nếu có dịch ổ bụng lượng vừa, tổng trạng mệt, tiên lượng tình trạng có thể nặng thêm: chọc dịch sớm qua đường âm đạo, triệu chứng có thể cải thiện rõ rệt sau khi rút dịch (có thể lặp lại khi cần). Bồi hoàn sớm đạm, điện giải và kháng sinh dự phòng sau khi rút dịch.

QKBT nặng: nhập viện điều trị

(QKBT nặng và rất nặng điều trị tại hồi sức).

Chế độ sinh hoạt

Nghỉ ngơi tuyệt đối.

Điều trị

Tăng áp lực keo nội mạch: có thể dùng Albumin 25% 50ml – 100ml/ ngày.

Cân bằng nước điện giải:

Natri Clorid 0,9% (500-1000 ml/ngày).

Glucose 5% (500-1000 ml/ngày).

Hạn chế sử dụng Ringer Lactat vì QKBT có sẵn tình trạng tăng Kali máu.

Có thể chọc dẫn lưu ổ bụng giải áp khi có các triệu chứng sau:

Bụng quá căng.

Khó thở.

Thiểu niệu.

Ăn uống kém, suy kiệt do bụng căng.

Trong trường hợp nặng, khó thở, tràn dịch màng phổi, màng tim: chọc dò, dẫn lưu màng phổi, màng tim để điều trị triệu chứng.

Màng phổi: khi có tràn dịch màng phổi nặng gây khó thở do chèn ép nhu mô phổi, giảm chức năng hô hấp, SpO2 < 90%.

Màng tim: khi có tràn dịch màng tim làm suy giảm chức năng co bóp của tim.

Trường hợp QKBT nặng nguy cơ suy thận: cân nhắc dùng Dopamin liều thấp (0,18 mg/kg/h)

Nếu tình trạng QKBT diễn tiến ngày càng nặng thêm, không đáp ứng với các biện pháp điều trị, suy đa cơ quan đe dọa tính mạng bệnh nhân: cân nhắc chấm dứt thai kỳ.

Chế độ theo dõi

Cân nặng, vòng bụng mỗi 24 giờ. Lưu ý xem lại tình trạng bệnh khi cân nặng tăng ≥ 1kg/ngày.

Lượng dịch vào, ra cơ thể mỗi 12 giờ. Theo dõi lượng nước tiểu, điều chỉnh sao cho lượng nước tiểu thu được mỗi ngày phải nhiều hơn tổng lượng nước cho vào cơ thể.

Dấu hiệu sinh tồn/6 giờ.

Công thức máu, Hct, Ion đồ, Albumin máu mỗi 24 giờ.

Chức năng gan, thận, chức năng đông máu mỗi 2 ngày

DỰ PHÒNG

Đối tượng nguy cơ

Chú ý theo dõi những bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao trong quá trình KTBT để có hướng dự phòng và điều trị kịp thời:

Tuổi dưới 35.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Sử dụng FSH trong KTBT.

Tiền căn QKBT.

Nồng độ Estradiol trong máu > 6000 pg/ml trước tiêm hCG.

Nồng độ Estradiol tăng nhanh trong quá trình KTBT.

Có nhiều nang (>15 nang) có kích thước trung bình và nhỏ (12-14mm) ở 2 buồng trứng.

Dự phòng

Dự phòng cấp I (ở những đối tượng nguy cơ trước khi KTBT)

Sử dụng phác đồ thích hợp với liều thuốc thích hợp đối với cơ thể từng bệnh nhân.

Sử dụng phác đồ Antagonist.

Không sử dụng hCG trong hỗ trợ giai đoạn hoàng thể.

Nuôi trứng non trong ống nghiệm.

Dự phòng cấp II (ở những đối tượng đáp ứng quá mức buồng trứng khi KTBT)

Giảm liều hCG gây phóng noãn.

Không tiêm hCG, thay kích thích rụng trứng bằng GnRH đồng vận. (Triptorelin acetate 0,1 mg x 2 ống tiêm dưới da) 36 giờ trước khi chọc hút trứng.

Hủy chu kỳ.

Không chuyển phôi, trữ phôi toàn bộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Zalman Levine & Navot, D. 2009. Severe Ovarian Hyperstimulation Syndrome. In: David K Gardner, Ariel Weissman, Colin M Howles & Shoham, Z. (eds.) Textbook of Assisted Reproductive Technologies. Informa Healthcare.

The Practice Committee of the American Society for Reproductive Medicine. Ovarian hyperstimulation syndrome. Fertil Steril 2008; 90: S 188-93.

Green-top Guideline No.5. The management of ovarian hyperstimulation syndrome. Royal College of Obstetricians and Gynecologists 2006.

BÌNH LUẬN

WORDPRESS: 0